Tái mắc COVID-19 trong thời gian ngắn, nguy cơ cao không?

Nguy cơ tái dương tính với virus SARS-CoV-2 luôn hiện hữu

Làm thế nào để lấy lại vị giác, khứu giác hậu COVID-19?

Phát động chiến dịch 'Hành trình an toàn' phòng, chống COVID-19

Vì sao vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Gia tăng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 dù đã tiêm đủ 3 liều vaccine

Đúng là sau quyết tâm tiêm phủ vaccine trên diện rộng, đa phần đã hoàn tất tiêm 2 mũi và số người được tiêm 3 mũi cũng không hề ít khiến cho việc mắc COVID-19 không còn là nỗi lo với người dân. Trong bối cảnh số ca F0 tăng vọt trong gần 1 tháng trở lại đây đã làm nảy sinh tâm lý không tránh khỏi nguy cơ dương tính với virus SARS-CoV-2 và không còn sợ vì vaccine khiến bệnh nhẹ đi nhiều về triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm.

Nhưng bên cạnh đó, nỗi lo tái mắc COVID-19 lại đang hiện hữu. Có nhiều người vừa được điều trị khỏi COVID-19 lại tái nhiễm chỉ trong một thời gian ngắn và không chỉ 1 mà còn từ 2 đến 3 lần. Có F0 tái nhiễm không có triệu chứng nặng nhưng lại có những F0 gặp nhiều vấn đề như mệt mỏi kéo dài, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mờ mắt…, sức khỏe suy giảm đáng kể và gây tâm lý lo lắng.

Về nguy cơ tái mắc COVID-19, các chuyên gia y tế cho rằng một người có thể mắc 2 chủng khác nhau, thậm chí mắc lại cùng 1 chủng sau một thời gian nhất định. Theo TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm. Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỉ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn.

Về nguyên tắc, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sinh kháng thể để nhận diện và chống lại sự xâm nhập SARS-CoV-2, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau. Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh lơ là, không tuân thủ “5K”, khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm. Các chuyên gia khuyến cáo người càng lớn tuổi, bệnh nền, người bị suy giảm chức năng miễn dịch, tim mạch, cấy ghép tạng, người chưa tiêm vaccine... thì khả năng tái nhiễm cao hơn.

Nguy cơ tái mắc COVID-19 cao hơn nếu người vừa khỏi tiếp xúc với F0 mang chủng virus SARS-CoV-2 khác chủng vừa lây

Nguy cơ tái mắc COVID-19 cao hơn nếu người vừa khỏi tiếp xúc với F0 mang chủng virus SARS-CoV-2 khác chủng vừa lây

Về thời gian tái nhiễm, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau 3 tháng, người bệnh có thể tái nhiễm nhưng đối với chủng Omicron thì có thể lây trong 1 tháng trở lại. WHO cũng không loại trừ khả năng có người dương tính trở lại trong thời gian rất ngắn hay tình trạng dương tính kéo dài.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Singapore, nguy cơ tái mắc của người từng nhiễm biến thể Omicron là không đáng kể. Thông tin trên tờ The Straits Time, PGS. Hsu Li Yang thuộc trường Y tế công Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore cho biết, nhìn chung nguy cơ tái nhiễm COVID-19 trong vòng 6 tháng là rất thấp, nguy cơ nhiễm lại cùng 1 biến thể là không đáng quan ngại trong năm đầu tiên.

GS. Dale Fisher, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore, thông qua các nghiên cứu gần đây đã cho biết nguy cơ tái nhiễm ở người nhiễm biến thể Omicron ít xảy ra trong vòng 2 tháng đầu tiên. Tỷ lệ này sẽ tăng khi bệnh nhân đã nhiễm 1 biến thể khác trước khi nhiễm Omicron do các biến thể mới ít bị ảnh hưởng hơn bởi kháng thể được sinh ra trước đó.

Các chuyên gia cho rằng hiện biến chủng Omicron vẫn đang chiếm ưu thế tuyệt đối và ít có khả năng có một biến thể mới thay thế được trong thời gian ngắn sắp tới. Tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả để ngăn bệnh trở nặng, tử vong và điều này được chứng minh qua con số thống kê tỷ lệ tử vong ở người đã tiêm vaccine thấp hơn từ 8 đến 10 lần so với những người chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi.

 
Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn