Lạm dụng truyền vitamin tĩnh mạch và hệ lụy khôn lường

Liệu trình truyền vitamin tĩnh mạch tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bù nước, truyền dịch đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Cô gái 20 tuổi tử vong sau truyền dịch do viêm cơ tim cấp

Tự đi truyền dịch, chưa chắc khỏe

Cô gái 20 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch

Những điều cần biết về liệu pháp truyền vitamin tĩnh mạch

Thông thường, truyền dịch được sử dụng trong các trường hợp mất nước, mất máu quá nhiều hoặc thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng mà không thể bổ sung qua đường uống. Tuy nhiên, tại nhiều nước phương Tây, liệu pháp truyền vitamin tĩnh mạch (hay IV therapy) được sử dụng như "phương pháp làm đẹp từ bên trong". Nhiều người tin rằng, truyền dịch trực tiếp này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể hơn đường uống, do không bị hao phí qua quá trình tiêu hóa, bài tiết.

Một số nhà cung cấp dịch vụ tiêm truyền vitamin quảng cáo rằng, họ tạo ra những công thức vitamin và khoáng chất tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Rất nhiều cơ sở không hề làm xét nghiệm máu trước cho khách hàng, nên không thể xác định bạn có thiếu hụt vitamin nào hay không. Một buổi thực hiện liệu pháp này kéo dài 30-90 phút, và có thể tốn từ 80-3000 đô la Úc (tức có thể lên tới cả chục triệu VNĐ).

Nhiều hỗn hợp dung dịch vitamin, khoáng chất... được quảng cáo với công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp

Nhiều hỗn hợp dung dịch vitamin, khoáng chất... được quảng cáo với công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp

Các dung dịch sử dụng trong liệu pháp IV thường gồm vitamin C và B nhằm "tăng năng lượng"; vitamin B và kẽm "đẹp da"; thậm chí là hỗn hợp glutathione nhằm "chống lão hóa". Trong đó, vitamin B và C tan trong nước, thường được thận xử lý và bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Không ít người nổi tiếng, ngôi sao tích cực "lăng xê" cho liệu pháp truyền vitamin tĩnh mạch. Nữ diễn viên người Mỹ Gwyneth Paltrow cho rằng liệu pháp này giúp cô khỏi hội chứng hậu COVID-19 và giảm viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi chạy theo "con đường tắt" này.

Những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra khi lạm dụng truyền dịch

Khác với liệu pháp truyền dịch sử dụng trong điều trị tại bệnh viện, truyền vitamin tĩnh mạch thường được thực hiện tại các phòng khám. Công thức vitamin cũng do họ phối trộn mà không có bằng chứng khoa học nào. Hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng uy tín nào chứng minh tiêm vitamin là biện pháp cần thiết để chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, trong trường hợp của diễn viên Gwyneth Paltrow, cô sử dụng dung dịch glutathione để tiêm truyền tĩnh mạch. Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, nhưng suy giảm theo tuổi tác. Hiện chỉ có vài thí nghiệm cho thấy sử dụng glutathione đường uống giúp cải thiện hệ miễn dịch, chứ chưa có bằng chứng về tác dụng chống lão hóa khi tiêm glutathione.

Tắc mạch phổi do khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch là biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch

Tắc mạch phổi do khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch là biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch

Theo chuyên gia dinh dưỡng Emily Burch – Đại học Southern Cross và Giáo sư Lauren Ball – Đại học Queensland, việc tiêm trực tiếp bất cứ thứ gì vào mạch máu của bạn đều tiềm ẩn nguy hiểm. Chưa kể đến việc, không phải người thực hiện liệu pháp IV therapy nào cũng được đào tạo bài bản về chuyên môn y tế.

Truyền dịch tuy là một thủ thuật y tế rất thông dụng, có thể thực hiện tại các trạm y tế, nhưng không an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng. Các bác sỹ cũng thường hạn chế truyền dịch không cần thiết, do nguy cơ tắc mạch phổi nếu không khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch.

Một nguy cơ khác khi truyền vitamin tĩnh mạch là là nguy cơ ngộ độc do thừa vitamin. Vitamin nếu tích tụ quá nhiều trong các mô mỡ có thể dẫn tới bệnh Alzheimer, ung thư, bệnh về thận, co rút cơ bắp, đau nhức…

Cơ quan Quản lý Hành nghề Y tế Australia cho rằng, không có bằng chứng cho thấy tiêm truyền tĩnh mạch giúp bạn khỏe và đẹp hơn. Tại Mỹ, liệu pháp IV cũng không được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận, đồng thời cũng không được bảo hiểm y tế chi trả.  

 
Quỳnh Trang (Theo The Conversation)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết