Cách nhận biết con bị vắt kiệt sức vì học hành

Áp lực từ nhiều phía có thể khiến trẻ kiệt quệ sức lực

Làm thế nào giúp 8X và 9X thoát khỏi trạng thái kiệt sức?

5 lý do khiến 8X và 9X trở thành thế hệ "kiệt sức"

WHO công nhận kiệt sức khi làm việc là tình trạng y tế

Dùng thực phẩm chức năng nào khi bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức?

Burn-out hay kiệt sức là “một hội chứng được khái niệm hóa do căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà không được quản lý thành công”.

Theo một cuộc thăm dò của Gallup - một công ty tư vấn và phân tích của Mỹ, 23% nhân viên công sở cho biết họ rất thường xuyên hoặc luôn có cảm giác kiệt sức, 44% báo cáo là đôi khi tình trạng này xảy ra với họ.

Tình trạng này cũng ngày càng ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng khác - mong manh, rất dễ bị tổn thương: Thanh thiếu niên.

Tiến sỹ, nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ Nicole Beurkens cho biết: “Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên cảm thấy căng thẳng với các dấu hiệu kiệt sức rất dễ nhận biết. Điều này là cực kỳ nghiêm trọng đối những trẻ đang tuổi ăn tuổi học”.

Điều gì khiến học sinh bị kiệt sức?

Sự kỳ vọng của phụ huynh về thành tích học tập của con cái đã vô tình đặt gánh nặng lên vai trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại đổ thừa cho chương trình học quá nặng, khiến trẻ học trên lớp chưa hiểu, chưa đủ, buộc phải học thêm ở nhiều nơi.

Thực tế, lỗi có thể đến từ nhiều phía.

Dù có giảm tải chương trình học cho học sinh, thì trước tiên cần giảm tải ngay trong tư duy của phụ huynh. Cha mẹ cần buông bỏ tâm lý muốn con học thành tài bằng mọi giá, hoặc tư tưởng bắt con phải học trường chuyên lớp chọn.

Bên cạnh đó, do sợ truyền tải không hết nội dung, nên nhiều giáo viên cho học sinh học thêm, học tăng ca.

Chính những áp lực từ nhà trường, giáo viên và phụ huynh khiến học sinh không thể tránh khỏi kiệt sức.

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, năm 2018 có 8 - 29% trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 2,3% trẻ vị thành niên tự tử. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát hàng năm ở học sinh lớp 10 của trường THPT Marie Curie (TP. HCM) cũng chỉ ra rằng 10 - 15% học sinh có ý định tự tử. Nguyên nhân lớn nhất chính là sự xung đột giữa cha mẹ và con cái, các em không thể đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh về mặt học tập.

Hơn nữa, những đổi mới về tuyển sinh đại học những năm gần đây tuy tạo ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh, nhưng lại khiến hành trình tiến tới cổng trường đại học trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều. Và điều này đang khiến những đứa trẻ phải “gồng mình” và cố gắng hơn nữa để đạt được ước mơ của mình, để “bằng bạn bằng bè” và đáp ứng sự mong mỏi của nhiều người.

Theo Alyson Cohen, một nhà trị liệu tâm lý người Mỹ và là nhân viên xã hội có giấy phép làm việc với thanh thiếu niên, một khía cạnh khác ảnh hưởng tới tình trạng kiệt sức của trẻ nhỏ là hành vi của cha mẹ. Nếu người lớn ngày càng lo lắng và căng thẳng vì công việc, trẻ có thể tiếp thu điều đó và thậm chí có thể tái hiện lại trạng thái đó.

Những dấu hiệu cho thấy con bạn đang kiệt sức

Cha mẹ nên quan sát và nói chuyện cởi mở với con trẻ, đồng thời nhận biết kịp thời các dấu hiệu kiệt sức của con, có thể bao gồm:

- Trẻ mệt mỏi, thậm chí khóc khi làm bài tập về nhà, đó là dấu hiệu cho thấy căng thẳng đã vượt quá mức chịu đựng. Trẻ đang bất lực và không biết phải giải quyết mọi việc ra sao.

- Hãy lắng nghe những gì trẻ nói, đặc biệt là những câu thể hiện sự mệt mỏi, kiệt quệ như “quá sức”, “con không biết bắt đầu từ đâu”, “không thể kiểm soát”, “không làm được”…

- Chủ nghĩa hoàn hảo cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng gây ra kiệt sức. Có thể trẻ đang muốn đạt được thành tích cao, tự gây áp lực cho bản thân để hoàn thành công việc. Khi không giải quyết được, trẻ sẽ dễ dàng bị kiệt sức, thậm chí “sốc”.

- Trẻ đang giải qua giai đoạn mang tính quyết định, như chuyển cấp hay cuối cấp.

Cha mẹ phải làm gì?

Cha mẹ nên luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu những áp lực mà con trẻ có thể phải chịu đựng.

Theo chuyên gia Beurkens: “ Nếu cha mẹ không biết phải làm gì giúp đỡ con, hãy tìm tới các chuyên gia hoặc những người am hiểu về học đường, như các nhà trị liệu tâm lý, cố vấn tuyển sinh đại học chuyên nghiệp, chuyên gia giáo dục…”.

Hãy dành nhiều thời gian ở bên cạnh con, ít nhất một giờ mỗi tuần, để nói chuyện nghiêm túc về những gì đang xảy ra. Nếu thấy con quá căng thẳng, hãy gợi ý những trò giải trí hoặc để con được nghỉ ngơi.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ