Vitamin D2 và D3 có gì khác nhau, bổ sung thế nào?

Cơ thể cần cả hai loại vitamin D2 và vitamin D3 nhưng nên bổ sung qua nguồn thực phẩm nào?

5 dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 thường hay bị bỏ qua

Lợi ích khi bổ sung vitamin C mỗi ngày và lưu ý khi sử dụng

Lợi ích của vitamin E với mái tóc mùa Đông

Bổ sung vitamin D bằng Vitamin D2 hay D3 tốt hơn?

Đặc điểm của vitamin D2 và D3

Vitamin D còn được gọi là là calciferol, là vitamin tan trong chất béo đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Vitamin D giúp hấp thụ calci và phospho từ ruột, giúp xây dựng hệ xương răng chắc khỏe.

Vitamin D có trong thực phẩm cũng như dạng viên uống, thực phẩm chức năng dưới dạng vitamin D2 và D3.

Vitamin D2 (còn được gọi là ergocalciferol) có nguồn gốc từ thực vật và các loài nấm. Trái lại, vitamin D3 (còn gọi là cholecalciferol) lại chủ yếu có trong cá béo (cá thu, cá hồi, cá mòi), lòng đỏ trứng, thịt đỏ và gan bò. Đây cũng là dạng vitamin D mà cơ thể người tự tổng hợp qua da khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội phơi nắng sớm. Vì vậy, vitamin D3 là lựa chọn được nhiều người bổ sung để đáp ứng nhu cầu vitamin D của cơ thể.

Ngày nay, nhiều chế phẩm từ sữa và nước ép trái cây cũng được bổ sung vitamin D2 và D3 nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho chế độ ăn.

Có phải vitamin D3 tốt hơn D2?

Dù về bản chất cùng là vitamin D, nhưng vitamin D2 và D3 có một vài điểm khác biệt về nguồn gốc cũng như công dụng. Người ăn chay thường lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin D2 có nguồn gốc từ nấm, đôi khi là tảo. Vitamin D2 cũng có giá thành rẻ hơn.

Cơ thể cần cả hai loại vitamin D2 và vitamin D3, có thể hỗ trợ cơ thể hấp thu calci, phục hồi cơ bắp và chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, vitamin D3 dễ hấp thu hơn, bổ sung ở dạng uống sẽ làm tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể nhanh hơn là D2.

Liều lượng bổ sung vitamin D an toàn

Bổ sung vitamin D ở liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh tác dụng phụ nguy hại

Bổ sung vitamin D ở liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh tác dụng phụ nguy hại

Theo Cleveland Clinic, ước tính có khoảng 1 triệu người toàn cầu bị thiếu hụt vitamin D. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe từ biến dạng xương khớp, bệnh tim mạch, rối loạn miễn dịch, các vấn đề về thần kinh và tâm lý.

người cao tuổi, thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ loãng xương, té ngã và có thể đe dọa tính mạng.

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D là nhờ chế độ ăn cân bằng, dùng thực phẩm bổ sung hợp lý kết hợp phơi nắng đều đặn.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu vitamin D khuyến nghị cho người Việt Nam trưởng thành (19-50 tuổi) là 5mcg/ngày tương đương 200IU. Độ tuổi từ 50 trở lên và người cao tuổi cần bổ sung nhiều hơn. Trẻ em không bổ sung quá 5mcg/ngày để tránh nguy cơ quá liều, ngộ độc vitamin D. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên uống bổ sung vitamin D liều dự phòng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 
Quỳnh Trang (Theo Discover Magazine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm