5 điều nên làm để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

Chế độ ăn tăng cường miễn dịch cần có thực phẩm nào?

Mùa Đông, uống gì để tăng miễn dịch nhanh khỏi ốm?

6 "siêu thực phẩm" giúp tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường miễn dịch nhờ 9 thực phẩm quen thuộc

Những thói quen xấu đang ngầm hủy hoại hệ miễn dịch của bạn

Ăn nhiều trái cây

Trái cây chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh, trong khi có khoảng 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột. Khi ăn trái cây giàu chất xơ (như mâm xôi, táo, lê, quả bơ...), chất xơ sẽ được phân huỷ hoặc lên men bởi vi khuẩn đường ruột trong ruột kết, tạo ra acid béo chuỗi ngắn (SCFA). SCFA góp phần giảm viêm và tăng sự đa dạng của vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột kém đa dạng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hơn nữa, tình trạng viêm và stress oxy hóa đều ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Trái cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tự nhiên như flavonoid, polyphenol, and carotenoid, giúp giảm stress oxy hóa và giảm viêm nhiễm.

Nhờ giàu chất dinh dưỡng, ăn trái cây mỗi ngày còn có lợi ích bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sức khoẻ nói chung.

Với người bệnh đái tháo đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày để vừa có lợi cho hệ miễn dịch vừa đảm bảo duy trì đường huyết ổn định.

Không lạm dụng thực phẩm bổ sung

Các chất bổ sung có thể là giải pháp hỗ trợ hệ miễn dịch nhưng bạn không nên lạm dụng mà bỏ bê việc duy trì lối sống lành mạnh. Thực tế, không có bằng chứng thuyết phục về việc lạm dụng chất bổ sung như vitamin C, echinacea hoặc kẽm giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Nhìn chung, với phần lớn người trưởng thành, điều quan trọng vẫn là thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên ăn thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ lạnh

Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể

Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể

Dành thời gian tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên, dù trong những ngày trời lạnh sẽ giúp thúc đẩy sản sinh vitamin D - dưỡng chất thiếu yếu trong hệ thống phòng vệ miễn dịch để chống lại virus và vi khuẩn.

Hơn nữa tiếp xúc với không khí trong lành trong khi hoạt động thể chất sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, cơ thể được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong tự nhiên hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.

Tiếp xúc với nhiệt độ thấp (như tắm nước lạnh, ngâm mình trong nước lạnh, hoạt động ngoài trời trong thời tiết lạnh) tuy không trực tiếp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng có thể tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách tăng sản xuất một số tế bào miễn dịch, như tế bào T và giảm viêm.

Cung cấp protein từ động vật

Thịt động vật chứa các acid amin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để tạo ra các loại protein quan trọng cho hệ miễn dịch. Hơn nữa, thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm và vitamin A có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Protein từ động vật cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ miễn dịch như kẽm, sắt, vitamin nhóm B, vitamin D và acid béo omega-3. Chế độ ăn gồm các thực phẩm giàu protein từ thực vật và động vật giúp giữ đường huyết ổn định, có lợi cho đường ruột, phản ứng với căng thẳng và do đó tốt cho hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Kết nối xã hội

Sự cô đơn có thể làm gia tăng sự căng thẳng và dẫn đến các hành vi có hại cho sức khoẻ như hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống kém gây thiếu chất...  Không những vậy, sự cô đơn còn có liên quan đến sự ức chế miễn dịch và phản ứng miễn dịch bị suy giảm.

Thông thường, cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu hơn khi bạn bị ốm để giúp chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập. Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity cho biết, sự kết nối tốt với xã hội và việc sống chung có liên quan đến số lượng bạch cầu thấp hơn.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo EatingWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp