Sức khỏe của thận cần được chú ý hơn trong mùa Đông
Thay đổi lối sống lành mạnh thế nào để kiểm soát sỏi mật?
Chế độ ăn cho người suy thận không lọc máu chu kỳ
Làm thế nào để giảm béo hiệu quả và an toàn?
Dùng thuốc đái tháo đường lâu ngày có ảnh hưởng đến gan, thận không?
Theo y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), mùa Đông được xem là thời điểm thận hoạt động tích cực nhất nhưng cũng như dễ bị tổn thương, việc bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho thận trong thời gian này là rất cần thiết. Một số thay đổi trong lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh những thói quen có thể gây hại cho thận những cách đơn giản bạn có thể làm để hỗ trợ thận khỏe mạnh.
Dưới đây, Bác sĩ Manoj Arora, Cố vấn chính về Thận và Ghép thận, Bệnh viện Chuyên khoa Max Super (Shalimar Bagh, Ấn Độ) chia sẻ một số lời khuyên để chăm sóc thận trong mùa Đông.
Theo dõi huyết áp
Huyết áp dễ tăng vào mùa Đông, người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dễ gây suy thận bởi tình trạng này gây tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, vì thế không thể loại bỏ tạp chất và nước dư thừa ra ngoài.
Duy trì đủ nước
Trong mùa Đông mọi người thường uống ít nước hơn, nguy cơ mất nước cao hơn. Để có thể mất nước trong thời gian dài có thể gây nhiều hệ lụy, trong đó có các bệnh lý liên quan đến thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây nhiễm trùng đường tiểu, thậm chí là suy thận.
Hạn chế thực phẩm giàu kali
Ở người có vấn đề về thận, hay thận bị tổn thương, nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa kali sẽ dẫn đến chuột rút, đau mỏi bắp tay bắp chân, liệt cơ, thậm chí rối loạn nhịp tim. Nhu cầu bổ sung kali của người chạy thận là < 2g mỗi ngày. Do đó, người có vấn đề về thận nên hạn chế các thực phẩm nhiều kali như: Các loại hạt, muối, sô cô la, quả mơ, quả bơ, atisô, chà là, dưa đỏ, kiwi, xoài, lựu, dưa, cam, trái cây sấy khô...
Tránh ăn quá nhiều
Mùa Đông khiến mọi người tăng cảm giác thèm ăn cũng như có xu hướng ăn nhiều hơn. Ăn nhiều có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn, dư thừa trong máu dẫn đến đái tháo đường - một trong những nguyên nhân khiến bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
Ăn uống lành mạnh và vận động nhiều hơn
Một chế độ ăn lành mạnh giúp bảo tồn chức năng thận, giảm một số triệu chứng của bệnh thận gây ra, ngoài ra còn giúp bạn tránh bị tăng cân và bị thừa cholesterol. Bên cạnh ăn uống cân bằng, bạn nên tập thể dục mỗi ngày giúp hỗ trợ duy trì chức năng thận và các tổn thương của thận.
Tuân thủ chạy thận nhân tạo theo chỉ định
Nếu bạn là bệnh nhân chạy thận nhân tạo, hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Việc không tuân thủ quy trình lọc máu sẽ dẫn đến tăng huyết áp và giữ nước trong phổi, có thể dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
Bình luận của bạn