Loại tinh dầu nào tốt nhất để khắc phục đôi mô khô, nứt nẻ?
Dầu chùm ngây: 6 lợi ích làm đẹp toàn diện cho da và tóc
Sử dụng than hoạt tính thường xuyên: lợi bất cập hại
Dưỡng da trắng sáng, mịn màng dễ dàng nhờ mặt nạ hoa cúc
Công dụng của cây nha đam trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe
Thời tiết hanh khô, cơ thể thiếu nước, ánh nắng mặt trời, thói quen liếm môi thường xuyên hay việc chăm sóc môi không đúng cách đều có thể khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn khó chịu, đau đớn. Nhiều người lựa chọn một loại son dưỡng trên thị trường để làm mềm môi tạm thời, nhưng về lâu dài nó không thực sự giúp ích.
Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn một trong các loại tinh dầu dưới đây để giúp đôi môi mềm mại, căng mọng một cách tự nhiên:
Tinh dầu hoa oải hương: Là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong ngành làm đẹp và được coi là sự lựa chọn tốt nhất cho đôi môi khô, nứt nẻ. Theo nghiên cứu, tinh dầu hoa oải hương có đặc tính chống viêm, làm dịu, làm lành vết thương. Nó có thể giúp đôi môi mềm mại, căng mọng ngay sau khi sử dụng.
Tinh dầu mù tạt: Acid linoleic có trong tinh dầu mù tạt bổ sung độ ẩm cho đôi môi, ngăn ngừa sự tăng sắc tố do tia UV. Trong khi các đặc tính chống viêm của tinh dầu mù tạt có thể chữa lành đôi môi nứt nẻ.
Tinh dầu chanh: Vitamin C có trong tinh dầu chanh mang lại cho nó đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do. Bên cạnh đó, nó còn giúp tẩy tế bào chết trả lại cho đôi môi sự mềm mại, tươi tắn.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà rất giàu acid béo omega-3 cung cấp độ ẩm, nuôi dưỡng đôi môi mềm mại. Bên cạnh đó, vitamin C có trong loại tinh dầu này rất tốt cho việc bảo vệ da môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, đặc tính làm dịu và làm mát của tinh dầu giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu, đau đớn.
Tinh dầu hoa cúc: Tinh dầu hoa cúc dịu nhẹ, có đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương giúp khắc phục hiệu quả tình trạng đôi môi khô, nứt nẻ. Do đặc tính chống oxy hóa, nó cũng bảo vệ đôi môi của bạn khỏi tổn thương do gốc tự do, giữ đôi môi luôn mềm mại.
Tinh dầu hạt cà rốt: Được phát hiện và sử dụng từ thời cổ đại trong việc trẻ hóa làn da, tinh dầu hạt cà rốt cũng giúp phục hồi hiệu quả các tổn thương, giúp đôi môi trở nên mềm mại và ẩm mượt. Đặc biệt, theo nghiên cứu, loại tinh dầu này có chỉ số SPF trên 20 giúp bảo vệ đôi môi của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tinh dầu trầm hương: Có khả năng cấp nước cao, tinh dầu trầm hương giúp khôi phục độ ẩm cho đôi môi nứt nẻ. Ngoài ra, nó có đặc tính chống viêm giúp bạn giảm cảm giác đau do bong da.
Tinh dầu hoa nhài: Được chiết xuất từ những cánh hoa nhài, tinh dầu hoa nhài tăng cường cấp nước giúp bạn thoát khỏi tình trạng đôi môi khô ráp, bong tróc. Các đặc tính chống viêm của dầu cũng chữa lành đôi môi nứt nẻ, cải thiện độ đàn hồi, trẻ hóa giúp nó trở nên mềm mại và căng mọng.
Tinh dầu phong lữ: Tinh dầu phong lữ được chiết xuất từ thân, lá và hoa của cây phong lữ. Tinh dầu này được cho là lành tính, không gây độc hại, không gây dị ứng. Đặc tính chống viêm của nó giúp chữa lành đôi môi nứt nẻ. Đặc tính sát trùng và chữa lành vết thương của tinh dầu giữ đôi môi mềm mại, ngừa nhiễm trùng.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu dể chăm sóc môi
Phần lớn những loại tinh dầu thiên nhiên trên đây đều ở dạng cô đặc, do đó nó có nguy cơ gây hại cho vùng da nhạy cảm như da môi nếu bạn bôi trực tiếp.
Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần pha loãng các loại tinh dầu này với các loại dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu joboba… Thông thường, tỷ lệ sẽ là vài giọt tinh dầu pha với khoảng 15ml dầu nền sau đó thoa lên môi. Chỉ sau một vài lần sử dụng, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
Bình luận của bạn