Mẹ nên chia sẻ và làm bạn với con, để con bớt bối rối trong ngày "đèn đỏ" đầu tiên
25% đàn ông cũng có "chu kỳ kinh nguyệt"
“Cô bé” ra chất nhầy như lòng trắng trứng gà có bình thường không?
Ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh có nguy hiểm?
5 chứng bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Chị Ngọc Thu (Hà Nội) chia sẻ: "Con gái tôi đã khóc và sợ hãi khi lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt, thậm chí con còn thấy xấu hổ và dấu tôi về điều này. Tôi thấy rất lo lắng.". Không phải chỉ riêng chị Thu mà hiện nay có rất nhiều mẹ, vì công việc bận và nhiều lý do khác mà không có thời gian chia sẻ với con, khiến cho con bị bối rối khi thấy "máu".
Theo Steven Dowshen, Trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em của Wilmington, giống như nhiều thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể làm nhiều trẻ cảm thấy lo lắng, con cảm thấy hoang mang khi không biết phải giải quyết như thế nào và đặc biệt là khi đi học. Tất cả những phản ứng này là bình thường, trẻ sẽ quen dần theo thời gian. Nhưng chia sẻ và trấn an con gái là điều các mẹ nên làm.
Hướng dẫn con về cách xử lý và những thay đổi cơ thể khi đến tuổi dậy thì
Còn theo bác sỹ Trần Thu Thủy, khi con còn nhỏ, bạn nên dành thời gian bắt đầu chia sẻ với con gái bằng những chủ đề chung chung, trong khuôn khổ hoạt động bình thường của cơ thể, để bé tiếp nhận dễ dàng hơn. Chẳng hạn có thể nói: “Con biết không, một ngày nào đó cơ thể con sẽ lớn lên và trông như mẹ đây này, ngực con sẽ nhô ra, tại một số chỗ kín đáo sẽ có những sợi lông nhỏ mọc lên. Cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều và con sẽ trở thành một phụ nữ trưởng thành".
Hãy trả lời câu hỏi của con bằng những thông tin đơn giản, thực tế, phù hợp với lứa tuổi, không đi vào chi tiết. Chẳng hạn nếu con gái học lớp một vô tình tìm thấy túi băng vệ sinh và hỏi bạn dùng nó để làm gì, hãy giải thích một cách đơn giản: “Mẹ dùng thứ này hàng tháng, khi có kinh nguyệt”, đừng giải thích gì thêm về chu kỳ kinh nguyệt.
Khi con lớn hơn, bạn có thể đi vào chi tiết, mô tả kinh nguyệt là gì, lần đầu tiên có kinh sẽ ra sao. Có thể tận dụng các video quảng cáo băng vệ sinh trên tivi, hay lần đi cửa hàng mua băng vệ sinh cùng con để bắt đầu trò chuyện về kinh nguyệt. Có thể chọn cách tiếp cận tự nhiên, dùng kinh nghiệm của mình để bắt đầu: "Con biết không, khi bằng tuổi con, mẹ rất sợ kỳ kinh đầu tiên vì nghĩ chắc sẽ đau lắm. Con có lo lắng về chuyện này không?". Bạn cũng có thể hỏi xem con biết những gì rồi và bắt đầu từ đó. Chính sự thiếu hiểu biết về kinh nguyệt có thể khiến bé gái rơi vào khủng hoảng tâm lý. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con ngay khi con dậy thì.
Khi giai đoạn dậy thì tới gần, các bé gái thường hồi hộp vì sắp được trở thành người lớn, nhưng chúng cũng có thể rất lo lắng về kinh nguyệt. Để con có thể biết khi nào mình sắp có kinh nguyệt, mẹ nên cho con biết, khi con bước sang độ tuổi từ 9 – 16 tuổi, ngực con sẽ phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu trước 6 tháng khi có kinh nguyệt. Ngoài ra, trước chu kỳ kinh vài ngày con có thể tiết ra một ít dịch trắng như lòng trắng trứng gà, đó là dấu hiệu rụng trứng. Dịch này hoàn toàn bình thường, vì nó có tác dụng làm sạch âm đạo và cũng báo hiệu con có thể sắp có kinh nguyệt.
Giúp con gái không bối rối khi lần đầu có kinh, mẹ nên dặn con mang theo băng vệ sinh và một chiếc quần chíp trong cặp để phòng khi có kinh sẽ sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên hướng dẫn con cách sử dụng băng vệ sinh trước đó. Thực tế, rất nhiều bé gái có kinh nguyệt đột xuất khi đang đi học, đi chơi mà không đem theo băng vệ sinh khiến các bé cảm thấy xấu hổ, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của bé sau này. Trong những trường hợp đó, mẹ nên khuyên con dùng áo khoác buộc ngang bụng để che đi phần quần dính máu. Ngoài ra, con nên chia sẻ với các bạn gái trong lớp để nhận được sự giúp đỡ từ các bạn.
Nếu bạn có con trai, đừng quên chia sẻ với con về chu kỳ kinh nguyệt của con gái. Điều này sẽ rất hữu ích với các chàng trai tuổi mới lớn. Chúng sẽ hiểu hơn về tâm lý con gái và dễ dàng thông cảm với các bạn nữ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu, khi bạn gái có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục sẽ dẫn tới có thai ngoài ý muốn.
Những lưu ý mẹ cần để ý:
Khi thấy con đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm, ra máu quá nhiều, thay băng vệ sinh từ 1-2 tiếng/lần, kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài, đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, có kinh nguyệt nhưng đột nhiên dừng lại trong vài tháng không thấy kinh, bạn nên đưa con tới bác sỹ để được kiểm tra và tư vấn.
Ngoài ra, để chăm sóc con yêu, giúp con yêu phát triển toàn diện trong tuổi dậy thì, hãy bổ sung cho con một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng kết hợp với sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp, giúp hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, trí thông minh, nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh và học tập tốt hơn.
Bình luận của bạn