Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng trong các chuyến du lịch

Nhiều người lựa chọn kính áp tròng thay cho kính gọng trong những chuyến du lịch

Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe phái mạnh

Suy giảm thính lực và suy tim có mối liên hệ gì?

Doanh nghiệp ồ ạt "xóa sổ" sản phẩm: Tự làm sạch hay né tránh?

Mười điều cha mẹ cần biết khi cho con học bơi

Chuẩn bị đúng và đủ trước khi khởi hành

Hộp đựng và dung dịch ngâm kính chuyên dụng

Luôn mang theo hộp đựng sạch và dung dịch ngâm kính (dùng để vệ sinh và bảo quản kính áp tròng) đúng loại. Không sử dụng nước thường hoặc dung dịch không chuyên dụng để thay thế, vì có thể gây nhiễm khuẩn. Trước chuyến đi, bạn nên chuẩn bị sẵn vài hộp nhỏ đã đổ sẵn dung dịch, đậy kín, bỏ vào túi zip để tiện dùng khi cần mà không phải mang theo chai lớn.

Nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn

Đảm bảo tay luôn sạch trước khi thao tác với kính. Ưu tiên rửa tay bằng xà phòng và nước; nếu không có, có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhanh, nhưng nên rửa lại tay nếu có điều kiện để tránh da tay bị kích ứng với cồn.

Kính gọng (dự phòng)

Không khí khô trong khoang máy bay hoặc môi trường nhiều bụi có thể khiến mắt bị khó chịu khi đeo kính áp tròng. Do đó, nên mang theo kính gọng để thay thế khi bay, khi mắt mỏi hoặc khi không tiện đeo kính áp tròng.

Kính áp tròng thay thế

Luôn mang theo thêm một hoặc hai cặp kính áp tròng thay thế. Nếu kính bị rách, rơi hoặc nhiễm bẩn, bạn sẽ có sẵn phương án thay thế mà không ảnh hưởng đến hành trình.

Sử dụng đúng cách trong suốt chuyến đi

Chú ý vệ sinh, bảo quản kính áp tròng đúng cách

Chú ý vệ sinh, bảo quản kính áp tròng đúng cách

Tháo kính đúng thời điểm

Chỉ nên tháo kính khi máy bay đã ổn định hoặc xe dừng tại trạm dừng nghỉ. Tránh thao tác khi phương tiện đang rung lắc, vì có thể làm rơi kính, đổ dung dịch ngâm kính, vô tình gây tổn thương giác mạc.

Không đeo kính khi mắt có dấu hiệu bất thường

Nếu mắt đỏ, đau, cộm, mờ hoặc chảy nước mắt, hãy tháo kính ngay và chuyển sang dùng kính gọng. Đây có thể là dấu hiệu của kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Tránh chạm tay bẩn vào kính hoặc mắt

Tuyệt đối không chạm tay chưa vệ sinh vào mắt hay kính áp tròng, đặc biệt tại sân bay, trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh công cộng. Thao tác sai cách có thể đưa vi khuẩn vào mắt, gây viêm nhiễm.

Chuyển sang kính gọng khi cần

Trong môi trường khí hậu khắc nghiệt (nắng gắt, gió bụi, nước biển), nếu thấy kính áp tròng gây khó chịu, nên tháo ra và sử dụng kính gọng để đảm bảo an toàn cho mắt.

Một số lưu ý

- Không nên ngủ khi vẫn đang đeo kính áp tròng. Đây là khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, vì thói quen này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương thị lực vĩnh viễn. Để tránh quên, bạn nên đặt sẵn hộp đựng đã có dung dịch ngâm kính bên cạnh giường. 

- Bài viết mang tính chất tham khảo. Độc giả nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt hoặc cơ sở y tế uy tín nếu gặp các vấn đề liên quan đến thị lực, kích ứng mắt, hoặc cần tư vấn cụ thể khi sử dụng kính áp tròng.

 
Đào Dung (Theo cnet.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ