Tinh dầu gừng có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh thường gặp trong mùa Đông
Dùng tinh dầu để trị mụn trứng cá cần lưu ý gì, cách dùng thế nào?
5 loại tinh dầu giúp cải thiện rối loạn cương dương
Các loại tinh dầu tốt cho người bệnh eczema
Sử dụng tinh dầu cho bé: Nên dùng loại nào, tránh loại nào?
Từ lâu, gừng đã được y học cổ truyền trọng dụng để tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể. Tinh dầu gừng là sản phẩm được chưng cất từ rễ của cây gừng (Zingiber officinale). Loại tinh dầu này có tính ấm, có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa Đông.
Dưới đây là một vài cách dùng tinh dầu gừng để cải thiện sức khỏe bạn có thể tham khảo:
Xông hơi
Để trị cảm lạnh, giảm nghẹt mũi: Bạn có thể cho 1 giọt tinh dầu gừng vào chậu nước nóng. Dùng khăn chùm kín đầu, nhắm mắt lại và hít thở trong làn hơi nước bốc lên.
Để giảm cảm giác buồn nôn: Nhỏ 1 giọt tinh dầu gừng vào miếng bông hoặc khăn sạch, sau đó ngửi mùi tinh dầu gừng.
Xông hơi tinh dầu gừng có thể giúp trị cảm lạnh, giảm nghẹt mũi
Khuếch tán tinh dầu
Ngửi mùi tinh dầu gừng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng và tăng cường miễn dịch. Bạn có thể nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu gừng vào máy khuếch tán hoặc máy tạo độ ẩm để khiến không khí trong phòng trở nên ấm áp, dễ chịu hơn. Nếu muốn cải thiện tâm trạng nhiều hơn nữa, bạn có thể kết hợp tinh dầu gừng với vài giọt tinh dầu cam.
Thoa lên da
Để trị cảm lạnh: Bạn có thể pha tinh dầu gừng với dầu nền (như dầu vừng) theo tỷ lệ 3 giọt tinh dầu cho 5ml dầu nền. Thoa hỗn hợp này vào lòng bàn chân, bàn tay để giữ ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu.
Để giảm khó tiêu, đau dạ dày: Bạn có thể pha tinh dầu gừng với dầu nền theo tỷ lệ 3 giọt tinh dầu cho 5ml dầu nền. Thoa hỗn hợp này lên bụng để giảm đau đớn, khó chịu.
Massage
Massage với tinh dầu gừng có thể giúp làm giảm đau cơ bắp, giảm đau lưng, đau bụng trong kỳ kinh… Bạn có thể pha tinh dầu gừng với dầu nền theo tỷ lệ 3 giọt tinh dầu cho 5ml dầu nền, sau đó dùng hỗn hợp này để massage các vùng da bị ảnh hưởng.
Một vài lưu ý khi dùng tinh dầu gừng để cải thiện sức khỏe mùa Đông
- Tinh dầu gừng nguyên chất có độ cô đặc cao. Do đó, bạn không nên dùng tinh dầu gừng trực tiếp trên da khi chưa pha loãng với dầu nền.
- Luôn thử phản ứng dị ứng trước khi sử dụng tinh dầu gừng. Bạn có thể thử thoa một chút tinh dầu gừng đã pha loãng lên mu bàn tay 1 - 2 ngày trước khi quyết định sử dụng chúng.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên dùng tinh dầu gừng.
- Nên bảo quản lọ tinh dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này có thể giúp bạn bảo quản tinh dầu gừng tới 5 năm.
Bình luận của bạn