Cách giảm đau sưng nướu hiệu quả tại nhà

Đau, sưng nướu phải làm sao?

6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

Thói quen nên làm sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng

5 lý do dẫn đến chảy máu chân răng

Bí quyết phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Chườm lạnh

Theo nha sĩ thẩm mỹ Kevin Sands, ở California (Mỹ), lạnh làm tê nướu tự nhiên, giảm sưng và giảm đau nướu, đây cũng là lý do sau các thủ thuật nha khoa, người bệnh thường được khuyên chườm lạnh.

Bạn chườm lạnh hoặc bọc vài viên đá vào một miếng vải sạch và áp vào bên ngoài má, gần vùng nướu bị đau trong 10-15 phút; Lặp lại nếu cần trong suốt ngày. Lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp giữa đá và nướu để không bị kích ứng thêm.

Súc miệng bằng nước muối

Nha sĩ Sands cho biết, đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của muối có thể giúp giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn có hại ẩn náu trong khoang miệng. Điều này có thể giúp giảm đau và giảm viêm nướu nhanh.

Bạn nên trộn khoảng nửa thìa cà phê muối ăn thông thường vào một cốc nước ấm, khuấy cho tan đều rồi súc miệng bằng dung dịch này khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra. Thực hiện 2-3 lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc bất cứ khi nào bạn thấy đau nướu.

Thoa gel nha đam

Lợi ích chống viêm và kháng khuẩn của nha đam (lô hội) không chỉ dùng cho da và tóc, mà còn có lợi trong chăm sóc nướu, là loại gel tự nhiên giúp giảm đau nướu hiệu quả, làm dịu nướu bị viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Bạn thoa một lượng nhỏ gel nha đam trực tiếp lên nướu bị sưng đau bằng ngón tay sạch hoặc tăm bông. Để trong vài phút, sau đó súc miệng bằng nước. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Thử dùng bột nghệ

Bột nghệ là liệu pháp tự nhiên giúp giảm viêm nướu răng

Bột nghệ là liệu pháp tự nhiên giúp giảm viêm nướu răng

Bột nghệ chứa curcumin là chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Nghệ có thể giúp giảm viêm nướu và chống lại vi khuẩn gây đau nhức.

Nha sĩ Kevin Sands khuyên nên trộn khoảng nửa thìa cà phê bột nghệ với một lượng nhỏ nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên nướu bị ảnh hưởng và để trong 5-10 phút, sau đó súc miệng thật sạch bằng nước. Áp dụng cách này mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Các biện pháp trên không thể thay thế cho việc vệ sinh răng miệng, do đó bạn cần làm sạch răng miệng thường xuyên như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và khám răng định kỳ.

Bị đau sưng nướu khi nào nên đi khám?

Nếu bạn cảm thấy nướu răng bị đau nhức không thuyên giảm dù đã thử các biện pháp trên, bạn nên đi khám nha khoa. Nếu cơn đau nhức đi kèm với hơi thở có mùi, có sự thay đổi màu sắc ở nướu hoặc nếu nướu bị thoái hóa, bạn cũng nên đi khám.

Đau nướu răng cần tránh những điều gì?

Theo nha sĩ Sands, bạn nên tránh lạm dụng nước súc miệng có lượng cồn cao vì có thể gây hại cho nướu và làm tăng thêm tình trạng viêm hoặc kích ứng. Thay vào đó, bạn nên chọn nước súc miệng không chứa cồn hoặc nước súc miệng dịu nhẹ nhàng để tránh cảm giác khó chịu.

Nha sĩ Sands cảnh báo tránh thoa aspirin trực tiếp lên nướu vì có nhiều khả năng dẫn đến bỏng hóa chất và kích ứng thêm ở nướu. Bạn cũng không nên dùng nước súc miệng hydrogen peroxide vì dù đặc tính kháng khuẩn nhưng có thể gây mài mòn và kích ứng nướu, đặc biệt khi sử dụng ở nồng độ cao hoặc trong thời gian dài.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt