Súc miệng với nước lọc là biện pháp tốt nhất để bảo vệ răng sau khi ăn
Dấu hiệu ung thư máu dễ nhầm với bệnh răng miệng
Bí quyết phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng
Nha sĩ cảnh báo những thói quen xấu gây hại cho răng
Lợi ích của thói quen súc miệng sau khi ăn
Bên cạnh việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, súc miệng sau mỗi bữa ăn là thói quen giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả không kém.
Theo bác sĩ Lilya Horowitz – Phòng khám Domino Dental (Mỹ), khi bạn ăn, nước bọt phân giải thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Phụ phẩm của quá trình này là các acid tạo nên một lớp màng và hình thành mảng bám trên răng.
Thông thường, khoang miệng có độ pH trung tính. Tuy nhiên, sau mỗi bữa ăn, môi trường trong miệng thiên về tính acid, nếu độ pH thấp dưới 4,5 có thể phá hủy men răng. Súc miệng với nước sau khi ăn giúp giảm bớt tính acid trong khoang miệng sau khi ăn.
Các vi khuẩn từ mảnh vụn thức ăn và độ acid trên bề mặt răng còn là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Súc miệng sau khi ăn giúp rửa trôi một phần mảnh vụn thức ăn khỏi răng, từ đó góp phần bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng.
Theo các chuyên gia nha khoa, thời điểm tốt nhất để súc miệng là ngay sau khi ăn. Bạn chỉ cần dùng nước lọc, hoặc nước có tính kiềm để giúp trung hòa acid trong khoang miệng. Biện pháp súc miệng đặc biệt quan trọng sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường và có tính acid như: Dưa cải muối, giấm, cà chua, trái cây họ cam chanh...
Bạn cũng tuyệt đối không nên dùng nước có gas, kể cả là đồ uống không đường, để làm sạch khoang miệng sau khi ăn. Thức uống này có thể thưởng thức trong bữa ăn, nhưng nếu uống liên tục trong thời gian dài, khí gas kết hợp với độ acid có thể làm suy yếu men răng. Nước có gas vị cam chanh lại càng có tính acid gây hại cho răng.
Có nhất thiết phải dùng nước súc miệng chuyên dụng, đánh răng sau khi ăn?
Súc miệng với nước là thói quen đơn giản, người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có thể thực hiện sau mỗi bữa ăn. Bạn chỉ cần dùng nước sạch, hớp một ngụm vừa đủ, súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
Nhiều người luôn chuẩn bị sẵn một chai nước súc miệng chuyên dụng mang theo bên mình khi đi học, đi làm. Các chuyên gia cho rằng, chúng không thể thay thế bước súc miệng với nước thông thường.
Các dung dịch vệ sinh khoang miệng có mục tiêu chính là khử mùi hôi miệng. Một số sản phẩm có chứa thành phần cồn, có thể làm niêm mạc miệng bị khô và độ pH giảm dần (tức chuyển sang tính acid). Người có nguy cơ gặp bệnh lý về nướu lợi, hôi miệng cần sử dụng dung dịch súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau bữa ăn với nhiều thực phẩm có tính acid, men răng bị yếu đi, nếu bạn đánh răng ngay lập tức sẽ gây hại thêm cho men răng. Biện pháp tốt hơn hết là súc miệng với nước lọc để cân bằng pH khoang miệng. Sau đó khoảng 30-60 phút, bạn có thể đánh răng như bình thường và không lo phá hủy men răng.
Bình luận của bạn