- Chuyên đề:
- Bệnh cảm cúm
Xử trí thế nào khi gặp các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine cúm?
Podcast: Bị dơi cắn có cần tiêm vaccine phòng dại không?
WHO bổ sung vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung với 1 liều duy nhất
Đưa con đi tiêm chủng là trách nhiệm của cha mẹ
Lưu ý giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa cúm
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm mùa lây nhiễm qua đường hô hấp. Tại nước ta, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung vào mùa Đông Xuân. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng với đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh lý nền gây suy giảm miễn dịch.
Tiêm vaccine phòng bệnh cúm hàng năm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và gặp diễn tiến nặng do cúm. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm gồm: Đau sưng, đỏ tại vị trí tiêm; Đau đầu; Ngứa ngáy tại vị trí tiêm; Sốt; Buồn nôn; Đau cơ bắp. Đa phần các triệu chứng này sẽ chỉ kéo dài vài ngày và có thể cải thiện nhờ các biện pháp sau:
Chườm lạnh vị trí tiêm
Sưng đỏ, ngứa ngáy và đau nhức tại cánh tay của người tiêm là hiện tượng thường gặp sau khi tiêm vaccine. Đây là biểu hiện hệ thống miễn dịch của cơ thể đang có phản ứng tích cực với vaccine và tạo ra kháng thể phòng bệnh.
Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng này bằng cách chườm lạnh tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, không nên chườm ngay sau khi vừa tiêm xong, bởi lúc này các mạch máu sẽ bị co lại, cản trở khả năng hấp thụ vaccine. Thay vào đó, bạn nên chờ 6-8 tiếng sau tiêm, dùng túi chườm hoặc khăn lạnh áp lên da 15 phút. Nếu dùng túi chườm đá cần bọc khăn vải, tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da.
Sau 1 giờ, nếu tay còn sưng đỏ, bạn hãy chườm thêm 15 phút nữa.
Vận động cánh tay
Cử động cánh tay với các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau nhức, sưng và tê tại vị trí tiêm. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể nâng tạ nhẹ nhưng tuyệt đối không vận động mạnh quá sức.
Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu có triệu chứng tương tự cúm
Người tiêm vaccine phòng cúm có thể gặp các tác dụng phụ toàn thân gồm sốt, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi… tương tự như khi mắc cúm. Điều này có thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng với vaccine, chứ không có nghĩa là bạn bị nhiễm cúm.
Triệu chứng kể trên có thể tự hết sau vài ngày, nhưng để cơ thể dễ chịu hơn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt chứa acetaminophen (còn gọi là paracetamol). Nếu cơ thể sốt trên 39 độ C, nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc aspirin vào lúc này, bởi chúng sẽ làm suy yếu khả năng tạo ra kháng thể.
Nếu các triệu chứng bất thường sau tiêm vaccine kéo dài hơn 1 tuần hoặc trở nặng, bạn nên tới ngay cơ sở y tế. Nghiên cứu cho thấy dị ứng với vaccine phòng bệnh cúm rất hiếm gặp, chỉ 1 trên 1 triệu ca gặp phải hiện tượng này. Dù vậy, bạn nên thận trọng với biểu hiện dị ứng nghiêm trọng bao gồm: Khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, chóng mặt, sưng quanh môi hoặc quanh mắt, nhịp tim tăng nhanh…
Bình luận của bạn