Dùng chườm nóng, chườm lạnh khi nào?

Bị đau vùng cổ nên chườm nóng hay lạnh?

Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị viêm khớp dạng thấp?

Hướng dẫn chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau hiệu quả

Động tác giãn cơ, thả lỏng cổ vai gáy trước giờ ngủ

Làm cách nào để giảm tình trạng đau nhức xương khớp?

Phân biệt tác dụng của chườm nóng và chườm lạnh

Tác dụng của chườm nóng

Chườm nóng (hay liệu pháp nhiệt) làm tăng nhiệt độ của khớp và mô da, tăng sự trao đổi chất, tăng lưu thông máu làm giãn mạch, thư giãn cơ, giúp giảm cứng khớp, ngoài ra cũng giúp giảm đau.

Tác dụng của chườm lạnh

Chườm lạnh (hay liệu pháp áp lạnh) có tác dụng ngược lại với chườm nóng. Lạnh giúp giảm nhiệt độ khớp và mô da, do đó làm giảm nhu cầu trao đổi chất, giảm lưu lượng máu trong các mạch và co mạch. Điều này tạo điều kiện để chữa lành nhanh hơn. Ngoài ra, chườm lạnh còn làm giảm viêm, co thắt cơ và giảm đau.

Khi nào chườm nóng hay chườm lạnh?

Chườm nóng hay chườm lạnh tùy thuộc vào loại chấn thương và vấn đề về cơ. Dưới đây là một số trường hợp chấn thương phổ biến và phương pháp chườm phù hợp:

Đau nhức cơ bắp khởi phát muộn (DOMS)

Đây là tình trạng đau hoặc khó chịu ở cơ xảy ra sau khi thực hiện bài tập cường độ cao đột ngột hoặc mới tập. Cơn đau thường tăng lên trong 1-2 ngày đầu và kéo dài đến 3 ngày sau tập thể dục. Trong trường hợp này, chườm nóng sẽ hiệu quả khi áp dụng trong 2 ngày đầu. Chườm nóng làm tăng nhiệt mô da và khớp, do đó ngăn ngừa mất nhiệt, làm giãn mạch và đẩy nhanh trao đổi chất để chữa lành.

Chấn thương cơ xương cấp tính hoặc bong gân, căng dây chằng, khớp và cơ

Chườm nóng hay chườm lạnh giảm đau do bong gân tốt hơn?

Chườm nóng hay chườm lạnh giảm đau do bong gân tốt hơn?

Nên áp dụng nguyên tắc PEACE and LOVE (Protection - Elevation - Avoiding anti-inflammatory drug - Compression - Education and Load - Optimism - Vascularisation - Exercise), được hiểu là: Bảo vệ bằng cách hạn chế di chuyển, nâng chi chấn thương lên cao hơn tim, tránh thuốc kháng viêm, nén ép bên ngoài (như quấn băng), tìm hiểu và tham khảo về hướng điều trị, dần trở về hoạt động bình thường, lạc quan, hoạt động cải thiện sức bền tim mạch, tập thể dục.

Nếu chấn thương cấp tính sưng tấy nhiều, bạn nên chườm đá. Nên tránh chườm đá nếu bị căng hoặc bong gân nhẹ, không gây sưng tấy hoặc phù nề nhiều.

Đau cơ hoặc đau khớp mạn tính

Trường hợp bị đau vùng cổ, đau lưng hoặc đau đầu gối mạn tính bạn nên chườm nóng. Đặc biệt là khi bị viêm khớp dạng thấp hoặc bất kỳ bệnh viêm khớp nào.

Cứng khớp hoặc căng cơ

Bị cứng khớp hoặc căng cơ nên chườm nóng vì giúp cải thiện tính linh hoạt của mô và khớp, làm giảm độ nhớt của dịch khớp, tác động đến các mô cũng như sự căng của mô liên kết.

Đau bụng kinh

Cơ tử cung co bóp dẫn đến những cơn đau bụng kinh. Chườm nóng lên vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ tử cung và cơ bụng. Tác dụng giãn mạch giúp tăng lưu thông máu đến vùng xương chậu, từ đó giúp giảm đau.

Đau chuyển dạ

Trong thời gian đau chuyển dạ, bạn nên chườm nóng thay vì chườm lạnh. Tuy nhiên, bạn nên chườm nóng phần lưng dưới, không nên chườm trực tiếp lên cơ bụng dưới.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp