Thói quen giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh

Thói quen hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt

Thói quen đơn giản để có đôi mắt đẹp “vạn người mê”

Cần kiêng gì sau phẫu thuật đục thủy tinh thể?

Mẹo chăm sóc mắt: Ăn gì để lông mi mọc dài và chắc khỏe?

7 lời khuyên chăm sóc mắt cho trẻ cha mẹ nào cũng nên biết

Dưới đây, Girija Suresh (Chuyên gia tư vấn nhãn khoa cấp cao, Bệnh viện Fortis Mulund, Ấn Độ) chia sẻ cách chăm sóc thị lực cho con bạn ngay từ khi còn nhỏ, giúp trẻ giữ mắt an toàn khỏi bị thương hay nhiễm trùng.

Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

Ý nghĩa của chế độ ăn uống đối với sức khỏe của mắt thường không được chú ý đúng mức. Bổ sung đủ vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất vào chế độ ăn uống có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể thị lực và sức khỏe tổng thể của mắt. Một số chất dinh dưỡng và vitamin như acid béo omega-3, vitamin A và C và kẽm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) và đục thủy tinh thể.

Một số thực phẩm mà cha mẹ phải khuyến khích trẻ nên ăn bao gồm cá, súp lơ xanh, quả hạch, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và trứng.

Hoạt động thể chất

Ánh sáng tự nhiên tốt cho thị lực của trẻ

Ánh sáng tự nhiên tốt cho thị lực của trẻ

Ngày nay, bệnh đái tháo đường đang ngày càng gia tăng ở người trẻ. Lối sống thiếu lành mạnh (từ chế độ ăn uống thiếu chất, lười vận động) là một trong những yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.

Dạy trẻ vận động cơ thể là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp trẻ giữ được cơ thể cân đối, phòng ngừa đái tháo đường và hiểu được ý nghĩa của việc tập thể dục thường xuyên. Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong võng mạc gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.

Cho trẻ vui chơi ngoài trời sẽ giúp giảm tiến triển của cận thị. Đồng thời, nên nhắc trẻ chú ý về sự an toàn khi chơi, tránh chơi những vật sắc nhọn, chơi bột phẩm màu hay các chất có thể gây nổ... Bởi đã có nhiều tai nạn về mắt do chấn thương khi còn nhỏ.

Giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu khi mắt có vấn đề

Trẻ em thường không nhận thức hoặc ít để tâm đến tình trạng của mắt đang gặp phải. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức sớm và không xem thường các triệu chứng ở mắt như đau mắt, nóng rát, nghiêng đầu khi nhìn vật ở phía trước, khó khăn trong khoảng cách nhìn... đều là những dấu hiệu cho thấy cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nhãn khoa.

Khuyến khích trẻ để mắt nghỉ ngơi sau khi xem thiết bị điện tử liên tục

Dường như rất khó để loại bỏ hoàn toàn thiết bị công nghệ khỏi nhu cầu của trẻ. Nhưng điều quan trọng là bạn cần giới hạn thời gian trẻ nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại, tivi. Bất cứ khi nào trẻ sử dụng những thiết bị này, hãy nhắc trẻ sử dụng đúng cách cũng như giữ khoảng cách với mắt. Hơn nữa, khi nhìn màn hình trong thời gian dài, hãy dạy trẻ thực hiện quy tắc 20-20-20 (nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút, nghỉ trong 20 giây bằng cách nhìn vào thứ gì đó cách xa 20 feet - khoảng 6m).

Bên cạnh các thói quen trên, các thành viên trong gia đình cũng cần thăm khám bác sĩ nhãn khoa định kỳ để kiểm tra mắt và phát hiện sớm các vấn đề về mắt ngay từ sớm.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ