Giúp trẻ tăng động quản lý cảm xúc ở tuổi dậy thì

Rối loạn điều hòa cảm xúc là vấn đề thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý

Làm sao học tập hiệu quả hơn khi bị rối loạn tăng động giảm chú ý?

Vai trò của giấc ngủ và vận động với trẻ tăng động giảm chú ý

Dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Cảnh báo: 67% trẻ tăng động giảm chú ý có kèm theo rối loạn tâm lý

Những vấn đề về cảm xúc với trẻ vị thành niên mắc ADHD

Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát xung động, duy trì khả năng tập trung. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải tình trạng rối loạn điều hòa cảm xúc – tức khả năng điều chỉnh kém và không có phản ứng cảm xúc "bình thường".

Rối loạn điều hòa cảm xúc có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của trẻ vị thành niên – từ mối quan hệ bè bạn, việc học tập đến cả biểu hiện trên mạng xã hội. Trẻ ADHD, đặc biệt khi không giỏi điều chỉnh cảm xúc, là đối tượng hết sức nhạy cảm với áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, dễ gặp tổn thương do bạo lực mạng… 

Trẻ mắc ADHD gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, nhất là khi bước sang tuổi dậy thì

Trẻ mắc ADHD gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, nhất là khi bước sang tuổi dậy thì

Một số dấu hiệu rối loạn điều hòa cảm xúc ở trẻ mắc ADHD:

  • Cảm xúc bộc phát.
  • Ngưỡng chịu đựng thấp, thường né tránh các tình huống khó xử.
  • Bồn chồn, mất bình tĩnh.
  • Khó cân bằng các cảm xúc tích cực và tiêu cực.
  • Dễ bị kích thích về mặt cảm xúc, có xu hướng “mắc kẹt” trong những cảm xúc này một thời gian dài, không thể thoát ra được.
  • Gặp khó khăn khi kiềm chế phản ứng trước các cảm xúc tiêu cực.
  • Có tính phòng thủ mạnh, dễ nổi nóng bằng cả lời nói và hành động.
  • Có những hành vi không đúng chuẩn.

Rối loạn điều hòa cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè, người thân; Mà còn dễ dẫn đến những hành vi liều lĩnh. Trẻ có nguy cơ tự làm tổn thương chính mình; Nghiện chất kích thích cao hơn. Trẻ khó hòa đồng với bạn cùng trang lứa, đồng thời cũng rất nhạy cảm, dễ tổn thương khi không được bạn bè chấp nhận.

Làm thế nào để giúp trẻ ở tuổi vị thành niên đối phó với rối loạn cảm xúc?

Tuổi teen (tức từ 13-19 tuổi) đánh dấu những thay đổi lớn về tâm sinh lý ở trẻ, dẫn tới cảm xúc lên xuống thất thường, trẻ cũng nhạy cảm hơn. Ví dụ, ở trẻ em gái, nồng độ estrogen sụt giảm hàng tháng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng ADHD.

Vì thế, trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đối diện với nhiều thách thức khi bước vào tuổi dậy thì. Cha mẹ cần hiểu và trang bị cho con những chiến lược lành mạnh để làm chủ, điều hòa những cảm xúc mãnh liệt ở độ tuổi này.

TS Ellen Littman – người có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực rối loạn chú ý – đề xuất 6 nguyên tắc giúp cha mẹ đồng hành cùng trẻ ADHD về mặt cảm xúc:

1. Nhận biết các biểu hiện rối loạn điều hòa cảm xúc ở trẻ và tránh tự ái vì chúng

Cha mẹ của trẻ ADHD nên tránh cảm thấy khó chịu, xúc phạm trước những lời nói có phần thô lỗ của trẻ. Đây là những đợt bùng nổ về cảm xúc mà trẻ không kiểm soát được, tức trẻ đang cần cha mẹ trợ giúp.

2. Giúp con quản lý việc dùng mạng xã hội và các thiết bị điện tử.

Cha mẹ cần kiểm soát việc trẻ dùng mạng xã hội và điện thoại thông minh

Cha mẹ cần kiểm soát việc trẻ dùng mạng xã hội và điện thoại thông minh

Trẻ mắc ADHD dễ nghiện Internet, đồng thời mạng xã hội cũng làm trầm trọng thêm một số triệu chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Cha mẹ nên giúp con giảm thời lượng lên mạng cũng như các mối quan hệ trên mạng của trẻ.

Dấu hiệu cần can thiệp gồm: Trẻ có cảm xúc tiêu cực, không hòa nhập với bạn bè trên mạng; Trẻ khó dứt ra khỏi mạng xã hội; Việc trẻ lên mạng ảnh hưởng xấu tới việc học tập và các mối quan hệ ngoài đời thực.

3. Giúp con chứ không "chiến đấu" với con

Việc làm chủ cảm xúc là giúp trẻ chiến đấu, vượt qua chính não bộ của trẻ. Thông thường, hệ limbic trong não bộ (đảm nhận các phản ứng về cảm xúc và hành vi) hoạt động phối hợp nhịp nhàng với vỏ não trước (kiểm soát chức năng nhận thức) nhằm duy trì trạng thái cân bằng về cảm xúc. Thế nhưng, ở trẻ mắc ADHD, 2 vùng não này lại tranh giành quyền kiểm soát, và phần thắng thường thuộc về hệ limbic.

Nguyên tắc này giúp hạn chế hiểu lầm, mâu thuẫn giữa phụ huynh và trẻ. Trẻ cũng cần hiểu rằng, các hoạt động kích thích về mặt cảm xúc không tốt cho con.  

4. Rút lui khi thấy căng thẳng leo thang

Cha mẹ cần tiếp cận đúng cách khi trẻ có phản ứng cảm xúc, căng thẳng quá mức so với tình huống

Cha mẹ cần tiếp cận đúng cách khi trẻ có phản ứng cảm xúc, căng thẳng quá mức so với tình huống

Khi trẻ tuổi vị thành niên đang gặp các cảm xúc bộc phát, trẻ khó có thể bình tĩnh trở lại ngay lập tức. Đây là dấu hiệu cha mẹ không nên "đổ thêm dầu vào lửa". Hãy rời đi và quay lại trò chuyện với con khi căng thẳng đã lắng xuống.

5. Khích lệ năng khiếu và đam mê của con

Dù trẻ thích nghệ thuật, thể thao, thích một lĩnh vực độc lạ hay làm việc tình nguyện, phụ huynh của trẻ ADHD nên ủng hộ và khen con thường xuyên. Được khích lệ các điểm mạnh giúp trẻ tự tin hơn.

6. "Bình thường hóa" các khó khăn của trẻ

Trẻ ở tuổi teen có tâm lý muốn hòa đồng, muốn xây dựng điểm chung với bạn bè cùng trang lứa. Cha mẹ không nên "làm quá" những khó khăn của trẻ ADHD. Thay vào đó, hãy giúp con nhận ra rằng không ai là hoàn hảo, có nhiều người cũng gặp khó khăn trong quá trình làm chủ cảm xúc và đối phó ADHD như con.

Nếu trẻ không chấp nhận lời khuyên của cha mẹ, hãy tìm cho con những nguồn thông tin uy tín hoặc người có ảnh hưởng (influencer) trên mạng xã hội có hiểu biết về ADHD.

 
Quỳnh Trang (Theo ADDitude)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ