Làm sao học tập hiệu quả hơn khi bị rối loạn tăng động giảm chú ý?

Có một vài cách có thể giúp người bị ADHD học tập, làm việc hiệu quả hơn

Thận trọng khi cho trẻ tăng động ăn những thực phẩm này

Mẹ bầu thiếu vitamin D, con sinh ra có nguy cơ mắc ADHD

Dầu cá omega-3 có thể giúp cải thiện sự chú ý ở trẻ ADHD

Tác dụng phụ không đáng có của 7 loại thuốc điều trị ADHD thường gặp

Theo nhà thần kinh học, bác sỹ Daniel Amen (người Mỹ), dưới đây là một vài lời khuyên giúp người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể học tập và làm việc hiệu quả, năng suất hơn, cũng như tương tác tốt với mọi người xung quanh:

Chia nhỏ nội dung cần học, công việc cần làm

Với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý, việc phải đối mặt với những việc quá lớn có thể khiến họ nản lòng, không biết mình cần bắt đầu từ đâu. Do đó, để giúp cho quá trình học tập, làm việc dễ dàng hơn, bạn có thể chia công việc thành các phần nhỏ hơn, dễ dàng thực hiện được.

Chia nhỏ nội dung học và làm việc giúp bạn dễ thực hiện chúng hơn

Chia nhỏ nội dung học và làm việc giúp bạn dễ thực hiện chúng hơn

Tốt hơn hết, bạn nên lên danh sách những phần việc nhỏ này. Sau khi hoàn thành xong mỗi nhiễm vụ, bạn có thể đánh dấu hoàn thành. Điều này sẽ giúp người bị ADHD cảm thấy hài lòng hơn về bản thân, giúp bạn có nhiều động lực hơn để tiếp tục học tập, làm việc.

Thường xuyên nghỉ ngơi, tập thể dục giữa thời gian học tập, làm việc

Theo các chuyên gia Mỹ, người bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị giảm lưu lượng máu tới vùng vỏ não trước trán. Đây là khu vực liên quan tới việc kiểm soát khả năng phán đoán, khả năng tập trung

Do đó, việc có các khoảng thời gian nghỉ ngơi, tập các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ cao (như đi bộ nhanh xung quanh chỗ ngồi) có thể giúp tăng lưu lượng máu tới vùng vỏ não trước trán, từ đó giúp cải thiện chức năng não bộ và nâng cao khả năng nhận thức cho người bị ADHD.

Thường xuyên kết hợp, thay đổi các phương pháp học

 

Có khá nhiều phương pháp học tập, do đó bạn có thể thử nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các phương pháp như phương pháp thực hành phân tán có thể phù hợp với người bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Theo đó, bạn có thể chia việc học thành nhiều phần nhỏ hơn, kéo dài trong khoảng thời gian dài hơn.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy người bị ADHD thường có xu hướng bị rối loạn xử lý thính giác hơn so với người bình thường. Với những trường hợp này, bạn sẽ thấy việc học tập, lưu giữ thông tin hiệu quả hơn khi đọc hay xem video, thay vì lắng nghe người khác nói.

Sắp xếp các nội dung học tập, làm việc khó khăn hơn vào sáng sớm

Trẻ em và thanh thiếu niên mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có xu hướng dễ cảm thấy mệt mỏi hơn so với người bình thường. Thêm vào đó, nếu phải dùng thuốc, tác dụng của thuốc thường giảm dần đi khi gần tới buổi trưa. Do đó, nếu muốn học tập hiệu quả hơn, bạn nên sắp xếp các nội dung học quan trọng, khó khăn hơn vào buổi sáng sớm, khi sự tỉnh táo vẫn còn ở mức cao. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng để giữ cho não bộ hoạt động tối ưu.

Học tập, làm việc một cách có tổ chức

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc học các kỹ năng tổ chức rất có lợi cho trẻ bị ADHD. Theo đó, việc sử dụng các công cụ giúp lập kế hoạch trong ngày, sắp xếp mày tính, sử dụng các công cụ giúp quản lý thời gian… có thể giúp giữ bạn tập trung hơn khi học tập, làm việc.

Ngoài ra, vì những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường dễ bị phân tâm hơn, bạn nên tránh trang trí tường hay bàn học/bàn làm việc với những món đồ thú vị. Hãy giữ mọi thứ ngăn nắp, tối giản nhất có thể.

Vi Bùi (Lược dịch theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh