Cách phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng

Tiền đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Phụ nữ bị tiền sản giật làm tăng nguy cơ đột quỵ trong tương lai

Phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả với sản phẩm từ thiên nhiên

Thói quen tắm trong mùa Hè có hại cho sức khỏe

Những ai dễ bị đột quỵ mùa nắng?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam với 230.000 ca bệnh mỗi năm. Số liệu thống kê cho thấy, đột quỵ ở người trẻ tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua, nhất là đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não).

Đặc biệt, vào mùa nắng nóng, số người mắc bệnh có xu hướng tăng cao do nhiệt độ tăng vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng, dẫn đến nhiều biến cố nguy hiểm.

Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi; Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên; Người đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần; Những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước...

Người già và trẻ em dễ đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết dự báo. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Cách phòng, tránh đột quỵ  

Luyện tập thể dục thường xuyên

Việc hoạt động thể chất, rèn luyện thể lực thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Mùa nóng, bạn có thể lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ… Hoặc tập lúc sáng sớm khi trời mát hay đợi buổi chiều khi trời tắt nắng, nhiệt độ ngoài trời giảm thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.

Chế độ ăn uống khoa học

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thích những đồ mát lạnh để giải nhiệt. Nhưng dù ở bất kỳ thời tiết nào cũng cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Luôn đảm bảo ăn chín uống sôi.

Những người đang có bệnh tim mạchhuyết áp không nên uống nước lạnh vì có thể khiến cho mạch máu bị co thắt đột ngột gây đau thắt ngực sẽ nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như các loại hạt, cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích), dầu cá, ô liu, bơ… vào chế độ ăn hàng ngày.

Uống đủ nước

Mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, bạn cần uống nước đều đặn để bù lại lượng nước mà cơ thể thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống. Bên cạnh đó, nên bổ sung vitamin, muối khoáng bằng nước hoa quả, trà thảo dược… Không lạm dụng nước có gas, rượu bia.

Dùng điều hòa đúng cách

Trời nóng nên nhiều người thường điều chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống rất thấp. Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch độ ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.

Khi dùng điều hòa bạn nên để nhiệt độ thấp hơn bên ngoài từ 3-4 độ C. Bên cạnh đó, không ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng điều hòa nên từ từ để cơ thể thích nghi nhiệt độ bên ngoài. Tắt điều hòa trước khi đi khoảng 15 phút.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh