Bị lupus ban đỏ, làm thế nào để bảo vệ trước ánh nắng mặt trời?

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Nguyên nhân nào gây bệnh lupus ban đỏ?

7 thông tin cần biết về bệnh lupus

Những biện pháp tự nhiên giảm lupus

8 biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát bệnh lupus

Người bị lupus ban đỏ nhạy cảm cao với ánh nắng mặt trời

Theo Tổ chức Lupus Hoa Kỳ (LFA), có tới 40%-70% người được chẩn đoán mắc bệnh lupus cực kỳ nhạy cảm với tia cực tím (UV) do ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo như bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn halogen (bóng đèn sợi đốt).

Cũng theo LFA, một số loại thuốc mà những người bị lupus dùng đôi khi có thể làm tăng thêm độ nhạy cảm với ánh sáng như: thuốc kháng sinh doxycycline và tetracycline, thuốc chống viêm ibuprofen, thuốc điều trị huyết áp hydrochlorothiazide và lisinopril, thuốc ức chế miễn dịch methotrexate.

Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến người mắc bệnh lupus như thế nào?

Bệnh lupus bùng phát có thể xuất hiện nhiều triệu chứng trên da và toàn thân

Bệnh lupus bùng phát có thể xuất hiện nhiều triệu chứng trên da và toàn thân

Tiếp xúc với tia cực tím có thể kích hoạt các đợt bùng phát của bệnh lupus, dẫn đến các triệu chứng như: Phát ban Malar (phát ban trên mặt có màu đỏ hoặc tía với hình cánh bướm); phát ban dạng đĩa, phát ban đỏ với các mảng nổi lên; ngứa, da bị nóng đỏ.

Ngoài ra, tiếp xúc với tia cực tím cũng có thể gây ra các triệu chứng bên dưới bề mặt da, được gọi là các triệu chứng toàn thân ở người bị lupus như cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu đi, nhức đầu, đau khớp, sốt, biểu hiện như bị cúm.

Người bệnh cần làm gì để bảo vệ bản thân trước ánh nắng mặt trời?

Mặc dù hầu như không thể che chắn bản thân khỏi mọi tia UV của ánh nắng mặt trời hay ánh sáng trong nhà, nhưng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện giúp hạn chế điều này và làm giảm nguy cơ bệnh lupus trở nên trầm trọng hơn:

- Mặc quần áo bảo hộ: Đội mũ rộng vành, luôn mặc áo dài và quần dài, quần áo có khả năng chống nắng tốt, độ che phủ cao.

- Sử dụng kem chống nắng: Cho dù mặt trời chói chang hay thời tiết có mây mù, bạn đều cần sử dụng kem chống nắng với lượng đủ nhiều để bảo vệ làn da của mình. Tia UV có thể đạt cực đại dù đã qua lớp mây mù che phủ. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF (định mức đo lường khả năng chống lại tia cực tím) là 70 hoặc cao hơn. Bạn cũng cần thoa lại kem chống nắng 2 giờ/lần hoặc thậm chí thường xuyên hơn khi đổ mồ hôi hoặc đi bơi. Ngoài mặt, chân, tay, bạn nên chú ý thoa kem chống nắng cho những vùng khác mà bệnh lupus có thể ảnh hưởng tới như cổ, trán và tai. 

Thậm chí, nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng trong nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn ở trong nhà.

- Cẩn thận với môi trường xung quanh: Bạn cần chú ý rằng khi ở gần cát, nước hoặc tuyết, lượng tia cực tím tiếp xúc với da của bạn có thể gia tăng cao hơn. Vì vậy, bạn hãy thận trọng hơn khi đến những môi trường này.

- Che cửa sổ, cửa xe hơi: Dùng các tấm chắn tia cực tím cho cửa sổ gia đình và cửa sổ xe hơi sẽ giúp hạn sự chế tiếp xúc của ánh sáng mặt trời với da của bạn.

- Ưu tiên sử dụng đèn LED: Một số nghiên cứu phát hiện rằng ánh sáng của bóng đèn diot phát quang (LED) có thể tốt hơn cho người bị bệnh lupus.

- Không đến các cơ sở nhuộm da: Tiếp xúc với tia cực tím từ giường nhuộm da là nguy cơ lớn đối với những người mắc bệnh lupus.  Tia UV từ giường nhuộm da có thể gây ra các tổn thương da mới và trầm trọng hơn.

LƯU Ý: Ở người bị lupus, nếu việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời khiến bạn lo lắng về việc thiếu vitamin D, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách thay thế để bổ sung vitamin qua chế độ ăn hoặc qua thực phẩm chức năng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu