Đũa gỗ, đũa tre cần bảo quản đúng cách để tránh bị mốc gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe
Bạn biết gì về nấm mốc - mối nguy hại lớn với sức khỏe?
Làm sao để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trong nhà khi thời tiết nồm ẩm?
Dọn dẹp phòng bếp thế nào để đảm bảo vệ sinh nhà cửa?
Bao lâu thì nên thay mới bát đũa, bàn chải, khăn mặt?
Không ngâm đũa lâu trong nước
Một trong những sai lầm thường thấy ở các gia đình là ngâm đũa lâu trong nước. Sau khi ăn xong, chúng ta nên rửa đũa ngay để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi. Nên tránh để đũa quá lâu mới rửa vì điều này khiến đũa ẩm mốc nhanh hơn.
Làm sạch đũa bằng nước nóng
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên tráng lại đũa bằng nước nóng rồi phơi khô. Việc này vừa giúp làm sạch lại, vừa giúp khử trùng đũa khiến vi khuẩn gây nấm mốc không quay trở lại.
Làm sạch bằng nước chanh và baking soda
Baking soda còn được biết đến với khả năng chống ẩm mốc cực tốt. Bạn có thể trộn một thìa baking soda với nước cốt chanh vừa đủ, thoa đều lên đũa sau đó rửa sạch với nước.
Đũa dễ bị đổi màu sau khi dùng cho các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, bạn cũng có thể bỏ thêm một nhúm muối mỏ vào hỗn hợp trên rồi làm tương tự để tẩy vết ố và giữ được màu ban đầu.
Bảo quản nơi khô ráo
Trong môi trường ẩm ướt, đũa gỗ, đũa tre là nơi phát triển của nấm aspergillus flavus – loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.
Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đũa mốc còn sản sinh ra aflatoxin cũng là độc tố gây ung thư, độc gấp 68 lần thạch tín, mạnh gấp 10 lần xyanua (hóa chất cực độc) và có khả năng phá hủy tế bào gan. Chỉ cần hấp thụ hơn 1mg aflatoxin là có nguy cơ dẫn đến ung thư gan nặng.
Vì vậy, bạn cần chú ý bảo quản đũa ở nơi khô ráo, thoáng khí. Bạn nên dùng dạng hộp đựng đũa có lưới to, thoát khí tốt và phải vệ sinh hộp đựng đũa thường xuyên. Bạn nên đặt đầu đũa hướng lên trên để giảm khả năng bị nấm mốc, mất vệ sinh.
Làm khô đũa bằng máy sấy
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua một chiếc máy sấy, giúp làm khô đũa dễ dàng, tiết kiệm thời gian.
Tuy có nhiều cách để làm sạch đũa, nhưng để hạn chế tối đa những nguy cơ tiềm ẩn từ đũa gỗ, đũa tre quá hạn sử dụng, bạn nên thay đũa mới định kỳ 6 tháng/lần.
Hạn chế mùi hôi bằng giấm
Sau khi rửa sạch đũa, bạn trộn giấm vào nước với tỷ lệ bằng nhau, thoa dung dịch này dọc theo thớ của đũa sau đó rửa sạch. Bạn có thể thêm một thìa nước cốt chanh để làm loãng mùi giấm sau đó rửa lại với nước, mùi hôi của đũa sẽ nhanh chóng biến mất.
Bình luận của bạn