Dùng tinh dầu hoa cúc để giảm căng thẳng, lo âu: Cần lưu ý gì?

Tinh dầu hoa cúc có thể đi kèm một số tác dụng phụ bạn cần lưu ý

Thực hiện 5 thói quen này để tinh thần luôn sảng khoái

Xua tan nỗi lo mất ngủ nhờ 4 bí quyết đơn giản!

Xua tan căng thẳng, mệt mỏi bằng 5 tư thế yoga đơn giản

Mẹo kiểm soát các triệu chứng bệnh trầm cảm tại nhà

Tinh dầu hoa cúc được chiết xuất từ hoa của cây hoa cúc. Có 2 loại hoa cúc khác nhau mà bạn thường hay bắt gặp:

- Hoa cúc La Mã (Chamaemelum nobile hoặc Anthemis nobilis)

- Hoa cúc Đức (Matricaria recutita hoặc Chamomilla recutita)

Tinh dầu hoa cúc có mùi hương ngọt ngào, nồng ấm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm thần:

Cải thiện rối loạn lo âu tổng quát (GAD)

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) hay rối loạn lo âu toàn thể là một dạng của nhóm bệnh rối loạn lo âu, được đặc trưng bởi sự lo lắng dai dẳng và quá mức về một số sự vật, sự việc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đối với những người bị GAD, lo lắng rất khó kiểm soát và có liên quan đến nhiều triệu chứng tiêu cực về thể chất hoặc nhận thức, bao gồm: Bồn chồn hoặc tức giận, mệt mỏi, khó tập trung, căng cơ hoặc đau nhức cơ thể, rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu năm 2017 đã đánh giá việc điều trị GAD ngắn hạn bằng chiết xuất hoa cúc. Sau 8 tuần, 58,1% người tham gia báo cáo họ đã giảm các triệu chứng lo âu. Các nhà nghiên cứu nhận định 2 chất là apigenin và luteolin có trong chiết xuất hoa cúc giúp đầu óc thư giãn, giảm căng thẳng.

Giảm trầm cảm

Một nghiên cứu đã sử dụng chiết xuất hoa cúc Đức qua đường uống cho những người bị trầm cảm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm, bao gồm lo lắng sau 8 tuần. Tuy nhiên, điều cần chú ý là trong khi chiết xuất hoa cúc có thể được dùng qua đường uống, nhưng còn tinh dầu thì không nên.

Cách dùng tinh dầu hoa cúc an toàn

Có nhiều cách sử dụng tinh dầu hoa cúc để giảm căng thẳng, lo âu và thúc đẩy ngủ ngon, bạn có thể áp dụng tại nhà, bao gồm:

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng và không tự ý dùng tinh dầu hoa cúc thay thế thuốc điều trị.

Liệu pháp hương thơm

- Khuếch tán: Máy khuếch tán cho phép mùi hương tinh dầu lan tỏa khắp phòng. Khi áp dụng cách này, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn đi kèm với máy khuếch tán của bạn.

- Xịt khoáng: Để sử dụng tinh dầu hoa cúc ở dạng xịt, bạn hãy pha loãng 10-15 giọt tinh dầu hoa cúc trong 30ml nước. Cho vào bình xịt (không sử dụng bình nhựa), lắc đều và xịt vào không gian.

Khi sử dụng tinh dầu hoa cúc trong liệu pháp hương thơm, bạn cần đảm bảo không gian có lỗ thông gió tốt. Tránh để phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và vật nuôi tiếp xúc với tinh dầu.

Điều trị tại chỗ

Bạn cần pha loãng một vài giọt tinh dầu hoa cúc với 1-2 thìa cà phê tinh dầu nền (dầu jojoba hoặc hạnh nhân ngọt). Dùng hỗn hợp này massage vùng thái dương, trán. Lưu ý:

- Nếu bạn lo lắng về độ nhạy cảm của làn da đối với tinh dầu, hãy thử trước tại vùng da cổ tay trước khi đưa lên mặt. Nếu nhận thấy xuất hiện vết mẩn đỏ, ngứa, rát hoặc sưng tấy, hãy gừng sử dụng.

- Tinh dầu rất đậm đặc, bạn không nên tự ý tiêu thụ qua đường uống. Trong trường hợp hiếm hoi, tinh dầu hoa cúc gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: khó thở, cổ họng sưng tấy, tức ngực, nôn mửa, tiêu chảy… bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh