Mùa Hè là thời gian lý tưởng để thực hiện các chuyến du lịch biển
Tại sao bạn hay bị ốm khi đi du lịch và làm sao để phòng ngừa?
Chữa say tàu xe, say sóng như thế nào?
Chuẩn bị đồ cho bé đi du lịch để phòng sốt xuất huyết: Những thứ buộc phải mang
Ấn tượng với những bức ảnh du lịch quốc tế đẹp nhất năm 2017
Cháy nắng
Cháy nắng là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đi biển. Đây là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao. Nếu bị cháy nắng nhẹ, da của bạn có thể bị đỏ lên, bỏng rát và phồng rộp, khi đó bạn có thể sử dụng các loại kem thoa và thuốc giảm đau để làm dịu vết bỏng và giảm đau. Tuy nhiên, với những trường hợp cháy nắng nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng, thì bạn chỉ nên làm mát bằng nước, tránh bôi các loại kem hay dầu lên da, thay vào đó hãy tìm sự trợ giúp từ y tế ngay.
Say nắng
Ngoài cháy nắng thì bạn cũng có nguy cơ bị say nắng khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Đây được coi là một trong những trường hợp khẩn cấp, nếu không được điều trị kịp thời có thể bị hôn mê và thậm chí có thể dẫn tới tử vong trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Nước bị nhiễm bẩn
Nghiên cứu cho thấy, các bãi biển ở gần khu dân cư, khu công nghiệp thường bị ô nhiễm bởi nước thải chưa qua xử lý, thậm chí còn có thể chứa rất nhiều độc tố nguy hiểm. Do đó, nếu bạn tắm ở các khu vực này, thì rất có thể gặp phải các nguy cơ về sức khỏe.
Nguy cơ đuối nước
Đuối nước là một nguy cơ tiềm ẩn có thể gặp phải khi đi biển
Đuối nước cũng là một vấn đề cần hết sức thận trọng khi đi biển, đặc biệt là nếu bạn không biết bơi. Để làm giảm nguy cơ này bạn cần tuân thủ đúng quy định về an toàn khi tắm trên bãi biển, tránh tắm ở những khu vực đã có biển cấm tắm, vùng có nước sâu... Khi đi tàu cần mặc áo phao bảo hộ và tuân thủ đúng quy định theo hướng dẫn của chủ tàu.
Bị động vật biển đốt, cắn
Các vết châm, cắn do cá đuối gai độc, sứa, động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể dẫn tới biến chứng trầm trọng như tê liệt, vấn đề về tim và hô hấp.
Khi gặp phải tình huống này, tốt nhất bạn nên lên bờ ngay, rửa sạch vết thương với nước sạch hoặc nước muối sinh lý, tránh gãi hay cọ sát vết thương, cũng không nên dùng nước tiểu hay cồn để bôi lên da vì dễ làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Sau khi sơ cứu vết thương, hãy tới các cơ sở y tế gần đó nhất để được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Khi thấy sứa xuất hiện nhiều trên vùng biển nơi bạn tắm tốt nhất bạn không nên xuống tắm, đặc biệt sứa thường xuất hiện vào sáng sớm.
Bình luận của bạn