Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở Hà Nội - Ảnh: Hiệp Nguyễn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho Tết Nguyên đán sắp tới
Bộ trưởng Bộ Y tế: Đại dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ, mức độ ảnh hưởng rất lớn
Nhiều quận ở Hà Nội "nguy cơ cao", dừng bán hàng ăn uống tại chỗ
Hơn 1.000 ca COVID-19 nặng phải thở máy và ECMO, F0 mới tại Hà Nội đứng đầu cả nước
Tính đến tối 26/12, Bộ Y tế ghi nhận Hà Nội tiếp tục đứng đầu cả nước về số F0 mới trong ngày, với 1.910 ca. Đây là ngày thứ 8 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc cao nhất cả nước về số ca nhiễm.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), Hà Nội thực hiện thích ứng an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, số ca F0 trong cộng đồng tăng cũng là nằm trong dự kiến.
Nhưng những ngày gần đây, Hà Nội liên tục có hơn 1.600 - 1.800 ca/ngày, con số này dự kiến còn cao hơn nữa, nếu tiếp tục tăng thì hệ thống y tế của Thủ đô sẽ quá tải. Vì vậy, để giảm số ca mắc, khống chế dịch bệnh hiệu quả, Hà Nội cần tăng cường năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, nhất là vào thời điểm Tết dương lịch và Tết Nguyên đán đang cận kề.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, cơ bản Hà Nội phải kiểm soát các tiêu chí như số ca mắc nặng, ca nhập viện, số lượng tiêm chủng vaccine; đặc biệt hệ thống y tế trong đó có hệ thống y tế cơ sở phải tư vấn, điều trị, theo dõi kịp thời. Từ đó, phân tầng thật tốt các trường hợp F0 để không gây quá tải hệ thống y tế cũng như giảm số ca tử vong.
Đồng tình với ý kiến trên, trả lời phỏng vấn báo Dân trí, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho rằng, sau khi Hà Nội cho mở cửa trở lại, chấp nhận sống chung với dịch thì số ca mắc COVID-19 tăng lên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên để số ca tăng lên nhiều cao nhất cả nước, liên tục trong suốt tuần qua cho thấy việc kiểm soát dịch của thành phố có thể còn chưa tốt.
Theo chuyên gia, có hai yếu tố quan trọng để chúng ta chung sống an toàn với dịch, đó là giảm thiểu tối đa tử vong do COVID-19 và dập từng ổ dịch để kiềm chế số ca mắc mới. Để làm được việc đó cần củng cố hệ thống giám sát dịch và hệ thống điều trị các tuyến, đặc biệt là tuyến xã phường.
"Hiện nay Hà Nội ghi nhận gần 2.000 ca mắc mới trong ngày, mà thời gian lây nhiễm của một người sẽ là khoảng 10 ngày, nghĩa là trong một thời điểm, Hà Nội sẽ có khoảng 20.000 người nhiễm và có khả năng lây sang cho người khác. Con số này thậm chí có thể cao hơn, nói lên việc kiềm chế số ca lây nhiễm chưa tốt và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát diện rộng ở Thủ đô đông dân, giao thương cao hiện nay, cũng tương tự như TP.HCM vừa qua", PGS.TS Nhung nhận định, theo Dân trí.
Còn theo TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân số F0 của Thủ đô tăng nhanh trong thời gian qua là do đặc thù của Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân cư cao. Cùng với đó, di biến động dân cư giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác rất phức tạp; một bộ phận người dân đã tiêm vaccine có tâm lý chủ quan… Bên cạnh đó, thời gian qua, nhiều người dân Thủ đô cũng đã tự chủ động xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo với chính quyền địa phương, sau đó được y tế cơ sở xác nhận và quản lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng F0 ghi nhận trong ngày ở mức cao.
Các bệnh viện tại Hà Nội không được từ chối F0 diễn biến nặng
Trước tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19.
Theo đó, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định mắc COVID-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.
Người bệnh đến khám chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, ưu tiên nhóm người có nguy cơ cao. Mỗi cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 chuyển độ. Các bệnh viện yêu cầu không được từ chối tiếp nhận F0 diễn biến nặng, nguy kịch. Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.
"Vỡ trận" y tế dự phòng sẽ dẫn tới "vỡ trận" điều trị
Theo Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng trong chiến lược ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng và dập dịch... cũng như điều trị hiệu quả COVID-19 thì phần lớn nhiệm vụ của y tế dự phòng phải đi trước một bước.
Chuyên gia cho biết, nếu "vỡ trận" y tế dự phòng thì sẽ dẫn tới "vỡ trận" điều trị, dẫn tới số ca mắc tăng cao, làm quá tải hệ thống y tế, dẫn tới bệnh nhân chuyển nặng nhiều, bệnh nhân không được can thiệp y tế kịp thời gây tử vong. Chính vì vậy, y tế dự phòng phải đi trước một bước, làm tiền đề quan trọng trong công tác phòng chống dịch.
Chuyên gia nhận định rằng, hiện nay tình hình dịch tại Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp, nhưng vẫn đang "nằm trong tầm kiểm soát", vì số ca tăng nặng và số lượng người tử vong chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên, chính quyền cần phải có giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, vì nếu để số ca mắc tăng cao hơn nữa sẽ dẫn tới việc quá tải hệ thống y tế và làm tăng số ca tử vong.
Ngoài ra, từ "bài học" ở TP.HCM, Hà Nội nên huy động sinh viên, học sinh, bác sỹ nghỉ hưu, y tế tư nhân tham gia vào các trạm y tế lưu động. Đặc biệt thành lập mạng lưới bác sỹ đồng hành, các bác sỹ đang công tác tham gia vào quá trình điều trị online cho F0 tại nhà. Hà Nội cần mở nhiều đường dây nóng để các bác sỹ tiếp cận, nghe điện thoại của F0, để người bệnh điều trị tại nhà được tiếp cận sớm với y tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, trong dịp Tết Nguyên đán và Tết Dương lịch sắp tới, nếu Hà Nội không quyết liệt thì dịch sẽ bùng phát mạnh và mất kiểm soát. Chính vì vậy, thành phố phải có giải pháp đúng nguy cơ tình hình dịch bệnh theo cấp độ của từng địa bàn, để đưa ra những giải pháp ngăn chặn trước số ca mắc đang tiếp tục tăng cao.
Bình luận của bạn