6 giả thuyết lý giải Nhật Bản vẫn "ngược dòng" làn sóng Omicron

Nhật Bản vẫn "ngược dòng" với thế giới trước làn sóng biến thể Omicron - Ảnh: Reuters.

Thực hư câu chuyện biến thể Delta "tự diệt" ở Nhật Bản?

Giải mã "bí ẩn" COVID-19 ở Nhật Bản và Châu Phi

Trước thềm Giáng sinh 2021, Châu Âu tái phong tỏa vì Omicron

Omicron đang lây lan nhanh "chưa từng thấy", Campuchia đã có ca đầu tiên

Theo Whasington Post, các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu "yếu tố X" tiềm năng dẫn đến xu hướng kỳ lạ này, chẳng hạn như di truyền, nhằm giúp giải thích nguyên nhân và đề xuất cách đối phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo. Nhật Bản đã ghi nhận một số ca nhiễm Omicron trong cộng đồng, song tỷ lệ dương tính và tử vong nói chung vẫn thấp.

"Thành thật mà nói, chúng tôi không biết chính xác lý do đằng sau sự suy giảm đột ngột này", Taro Yamamoto, giáo sư về sức khỏe toàn cầu tại Viện Y học Nhiệt đới, Đại học Nagasaki, cho biết.

Trong suốt đại dịch, Nhật Bản luôn có tỷ lệ nhiễm và tử vong thấp hơn đáng kể so với các nước phương Tây, dù cũng trải qua một đợt dịch nghiêm trọng vào mùa hè khiến bệnh viện quá tải.

Các đợt bùng phát dịch ở các nước Châu Á nhìn chung có phần ít nghiêm trọng hơn Châu Âu và Châu Mỹ, chủ yếu do chính phủ đã có kinh nghiệm ứng phó với SARS và MERS trước đây. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét về gene di truyền, chế độ ăn uống và những yếu tố khác có thể giúp các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc thoát khỏi làn sóng COVID-19 tàn khốc.

Tại Nhật Bản, giới khoa học cũng đã kiểm tra các yếu tố thời tiết, mô hình lây lan theo chu kỳ của virus và khả năng người dân đã tiếp xúc với các chủng virus SARS-CoV-2 nhẹ trước đây, từ đó dẫn đến miễn dịch tự nhiên.

Các chuyên gia đã xác định các đặc điểm gene tiềm năng của người dân Nhật Bản có thể dẫn tới hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn đối với virus SARS-CoV-2 nhưng họ cho rằng cần có thêm các nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng.

Nhật Bản hiện đã tiêm phòng cho hầu hết dân số, người dân coi đeo khẩu trang là thói quen thường ngày. Điều này phần nào khiến số ca nhiễm thấp hơn.

"Rõ ràng, tiêm chủng, khẩu trang và giãn cách xã hội là yếu tố (ảnh hưởng đến diễn biến dịch bệnh). Song chúng không giải thích được vì sao COVID-19 ở Nhật suy yếu một cách bất thường, đặc biệt khi so sánh với tình hình Hàn Quốc", giáo sư Yamamoto nói. "Vẫn chưa rõ liệu có yếu tố X nào đó tồn tại đặc trưng ở Nhật Bản hay Đông Á không. Xác định được điều đó có thể giúp chúng ta hiểu và kiểm soát được virus".

Trong tháng qua, số ca nhiễm hàng ngày ở Nhật Bản dao động từ khoảng 60 đến dưới 200. Nước này chỉ ghi nhận 5 trường hợp tử vong vì COVID-19 kể từ đầu tháng 11.

Cũng có những lo ngại rằng Nhật Bản đang thiếu hụt thử nghiệm, công tác truy vết chưa hiệu quả khiến giới chức bỏ sót ca nhiễm và tử vong. Theo Michinori Kohara, chuyên gia tại Viện Đô thị Tokyo, chính phủ có thể chỉ ghi nhận 1/4 đến 1/10 số ca dương tính thực tế thời gian gần đây do nhiều bệnh nhân không có triệu chứng.

Tuy nhiên, ngay cả khi giả thuyết này đúng, số người mắc COVID-19 và tử vong ở Nhật Bản vẫn quá nhỏ so với Mỹ và Châu Âu.

Thủ tướng Fumio Kishida ngày 17/12 cho biết chính phủ sẽ cung cấp xét nghiệm miễn phí, dễ tiếp cận kể từ cuối tháng này. Ông kêu gọi giới chuyên gia nghiên cứu về những sai lầm của chính phủ trong việc ứng phó COVID-19 hồi mùa Hè để rút ra bài học cụ thể, đặc biệt liên quan đến các ca tử vong tại nhà.

"Người bệnh qua đời tại nhà có thể khiến ca tử vong trong thống kê thấp hơn thực tế. Nhưng con số này không đủ để thay đổi tỷ lệ tử vong nói chung", ông Yamamoto nhận định.

6 giả thuyết

Chuyên gia đưa ra 6 giả thuyết lý giải số ca nhiễm giảm đột ngột ở Nhật Bản - Ảnh: Getty Images

Chuyên gia đưa ra 6 giả thuyết lý giải số ca nhiễm giảm đột ngột ở Nhật Bản - Ảnh: Getty Images

Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ biên giới, đặc biệt khi Omicron nổi lên dù hiệu quả của biện pháp này vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngày 16/12, Nhật Bản lần đầu ghi nhận ca nhiễm biến chủng mới chưa từng đi du lịch nước ngoài. Giới chức đã ghi nhận 159 trường hợp dương tính Omicron. Tuy nhiên, tổng số ca nhiễm vẫn ở mức thấp. Trong tuần qua, số ca mắc mới trung bình 7 ngày ở Tokyo là 25.

Taisuke Nakata, phó giáo sư kinh tế và chính sách công tại Khoa Kinh tế Đại học Tokyo, đã kiểm tra 6 giả thuyết giải thích lý do số ca nhiễm giảm đột ngột. Các yếu tố bao gồm: Virus bùng phát và suy yếu theo chu kỳ 120 ngày; người dân chủ động tránh xa điểm nóng dịch bệnh; chương trình tiêm chủng hiệu quả; thời tiết; khả năng miễn dịch cộng đồng và tỷ lệ sinh sôi của virus thấp.

Họ phát hiện yếu tố cuối cùng, phản ánh số người bị lây nhiễm từ một trường hợp dương tính, có thể là "chìa khóa". Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn không thể giải thích tại sao tỷ lệ lây nhiễm lại thấp, hoặc làm thế nào nó vẫn ở mức thấp ngay cả khi chính phủ dỡ bỏ "tình trạng khẩn cấp" vào tháng 10 và nhiều người ra ngoài hơn.

"Bí ẩn" về sự suy giảm COVID-19 ở Nhật Bản cũng khiến các nhà khoa học Hàn Quốc bối rối. Trong một bài tham luận, Lee Duk-hee, giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Quốc gia Kyungpook ở Daegu, viết: "Nhiều người dân nước tôi hoang mang khi thấy số ca nhiễm và tử vong ở nước láng giềng gần như bằng 0".

Tuần trước, số ca nhiễm mới của Hàn Quốc vượt mức 7.000 lần thứ 5 trong tháng. Lượng bệnh nhân nghiêm trọng hoặc nguy kịch ngày càng tăng. Giới chức ban hành hướng dẫn điều trị tại nhà vì tình trạng thiếu giường bệnh.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Whasington Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn