Thói quen ăn uống tốt cho người bệnh tim trong mùa Đông

Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim của bạn

Cách chọn chất béo tốt giúp kiểm soát cân nặng

Những lầm tưởng về chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống

6 thói quen phổ biến đang hại tim của bạn

Đau tim khi tập gym: Dấu hiệu chớ bỏ qua

Hạn chế chất béo không lành mạnh

Chất béo không lành mạnh là nhóm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Kiểm soát được 2 nhóm chất béo xấu này là một bước quan trọng để giảm lượng cholesterol (chất béo trong máu) và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Nồng độ cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch hình thành xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Bạn nên chọn thịt nạc có ít hơn 10% chất béo; Hạn chế sử dụng bơ trong nấu ăn; Ưu tiên sử dụng sữa ít chất béo, sữa đông; Tránh các món chiên rán nhiều dầu mỡ giúp cải thiện bệnh tim và phòng ngừa đột quỵ.

Ưu tiên các nguồn protein ít chất béo

Các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng...), cá, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành là những nguồn protein tốt, ít chất béo và chứa lượng nhỏ cholesterol. Ưu tiên sử dụng các nguồn protein ít chất béo này sẽ làm giảm lượng chất béo và cholesterol đồng thời tăng lượng chất xơ tốt cho tim của bạn.

Giảm muối

Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân tăng huyết áp -  nguy cơ bệnh tim. Hạn chế natri là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.

Bạn nên bỏ thói quen thêm muối vào các món ăn như salad hay các món súp trong lúc ăn, hạn chế chấm bột canh khi ăn trái cây. Ưu tiên mua thực phẩm tươi, ăn nhiều canh, các món hầm có thể giảm lượng muối ăn vào. Sử dụng gia vị thảo mộc, gia vị không muối thay cho muối ăn. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vì thường nhiều muối.

Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Đây là nguồn cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có vai trò điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch. Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế, bạn nên ăn các ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch, bột kiều mạch, quinoa. Tránh đồ ăn vặt như bánh mì kẹp thịt, pizza, mì ống, bánh quy.

Ăn các loại trái cây có múi

Cam nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C và có tác dụng chống viêm

Cam nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C và có tác dụng chống viêm

Bạn nên ăn nhiều cam quýt hơn trong chế độ ăn uống của bạn như chanh, cam, cà chua vì chúng rất tốt cho tim của bạn. Những trái cây này chứa vitamin C cũng như chất chống oxy hóa mạnh flavonoid giúp tăng cholesterol tốt (HDL) giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cơn đau tim và phòng ngừa đột quỵ.

Ăn nhiều các loại rau củ

Ăn các loại rau củ như cà rốt, củ cải turnip, củ dền, khoai lang, khoai tây tốt cho bệnh tim vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A cũng như beta-carotene, vitamin C.

Đặc biệt, củ dền còn chứa sắc tố sinh học quan trọng gọi là betalain, giàu chất chống oxy hóa và khả năng chống viêm tốt cho tim. Các nitrat tự nhiên có trong củ cải đường giúp làm giãn mạch máu để hạ huyết áp và giảm sự kích thích quá mức của hệ thần kinh xảy ra với bệnh tim.

Tăng cường chất xơ

Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn với các loại hạt (hạt hướng dương, hạt chia, hạt lanh...), trái cây và rau quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ mang lại cho bạn cảm giác no nhanh và no lâu. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế ăn vặt trong ngày, nhất là tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho tim. 

 
Nguyễn Thanh (Theo risingkashmir)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch