Các bác sĩ tại Mỹ sử dụng phương pháp châm cứu để kiểm soát triệu chứng lo âu và trầm cảm mức độ nặng.
Tác động tích cực của châm cứu đối với bệnh nhân ung thư
Giáo sư Nguyễn Tài Thu qua đời ở tuổi 90
6 lợi ích của châm cứu khi mang thai: Mọi bà bầu nên biết
Tại sao bạn nên thử phương pháp châm cứu khi bị đau cổ?
Liệu châm cứu có thực sự hiệu quả với bệnh tâm lý?
Tiến sĩ Ashley Flores, chuyên gia châm cứu tại Chicago (Mỹ) chia sẻ: “Châm cứu làm giảm lo âu bằng cách điều chỉnh hệ thần kinh, cụ thể là đưa các nhánh của hệ thần kinh tự chủ trở lại trạng thái cân bằng, đưa cơ thể trở lại trạng thái thư giãn.”
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, dòng chảy của "khí" - năng lượng sống trong cơ thể sẽ di chuyển qua các hệ thống kinh mạch theo những quy luật nhất định. Sự mất cân bằng hoặc tắc nghẽn của dòng khí có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Bác sĩ Elizabeth Trattner, một chuyên gia về Y học cổ truyền và y học tích hợp tại Florida (Mỹ) đã chia sẻ: “Khi khí không lưu thông, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng vốn có, từ đó gây ra bệnh tật. Châm cứu là phương pháp điều trị nhằm khôi phục lại sự cân bằng này và kích hoạt quá trình tự chữa lành của cơ thể.”
Quy trình châm cứu thế nào?
Châm cứu là phương pháp dựa vào sự tác động của kim châm lên các huyệt đạo trên cơ thể. Mỗi huyệt đạo đều mang một chức năng nhất định và có mối liên quan mật thiết đến nhau. Trước khi tiến hành, các bác sĩ, chuyên gia châm cứu sẽ xác định những huyệt đạo phù hợp với các triệu chứng mà bạn đang gặp phải để điều trị. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy lo lắng, chuyên gia có thể châm vào các huyệt đạo nằm giữa hai lông mày, tai, bên trong cổ tay hoặc trên chân.
Để đạt hiệu quả cao khi điều trị, châm cứu thường được kết hợp với nhiều phương pháp khác, bao gồm:
- Vận động: Các bài tập nhẹ nhàng như khí công, Thái cực quyền giúp tăng cường tuần hoàn khí huyết.
- Dinh dưỡng: Điều chỉnh chế độ ăn uống để cân bằng âm dương trong cơ thể.
- Thảo dược: Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, thảo mộc tự nhiên để hỗ trợ điều trị.
- Tâm lý: Tư vấn tâm lý giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng, cải thiện tinh thần.
Bác sĩ Trattner nhấn mạnh, sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần luôn tương tác với nhau. Khi bạn chia sẻ với bác sĩ châm cứu rằng bạn cảm thấy lo lắng và thường xuyên đổ mồ hôi đêm, họ sẽ không chỉ xem đó là 2 vấn đề riêng biệt mà sẽ tìm hiểu xem chúng có liên quan đến nhau như thế nào. Bởi vì, trong quan niệm của Y học cổ truyền, các triệu chứng thể chất thường phản ánh những vấn đề sâu xa hơn về tinh thần.
Lợi ích của việc dùng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh tâm lý
Một nghiên cứu đánh giá - được đăng tải năm 2021 trên tạp chí khoa học BioMed Central, đã xem xét và tổng hợp 20 nghiên cứu khác về châm cứu trên những người mắc chứng rối loạn lo âu. Kết quả cho thấy, châm cứu có lợi trong việc giảm các triệu chứng lo âu khi so sánh với thuốc và một số liệu pháp khác.
Tuy nhiên hiệu quả của châm cứu đối với các loại rối loạn lo âu khác vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao để xác định rõ hơn vai trò của châm cứu trong việc điều trị các dạng lo âu khác nhau, ví dụ như:
- Chứng sợ không gian rộng
- Rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn lo âu chia ly
- Rối loạn lo âu tổng quát
- Rối loạn lo âu xã hội …
Không chỉ giúp giảm lo âu trong cuộc sống hàng ngày, châm cứu còn được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng trước khi phẫu thuật. Theo tạp chí sức khoẻ Health, một nghiên cứu đã so sánh tác dụng của châm cứu và thuốc midazolam (một loại thuốc an thần) ở những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật túi mật hoặc thoát vị. Kết quả cho thấy, những người được châm cứu trước phẫu thuật cảm thấy ít lo lắng hơn đáng kể so với những người dùng thuốc.
Thậm chí, châm cứu còn được cho là có khả năng điều chỉnh các vùng não liên quan đến cả cảm giác đau và cảm xúc, từ đó giúp giảm lo âu ở những người bị đau mạn tính.
Một số lưu ý khi châm cứu
Châm cứu là một phương pháp điều trị hiệu quả khi được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những bác sĩ được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề. Việc sử dụng kim châm cứu vô trùng một lần là tiêu chuẩn vàng trong ngành. Nếu không đảm bảo các nguyên tắc tối thiểu, châm cứu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, tổn thương hệ thần kinh trung ương, ngất xỉu, tụ máu (bầm tím), nhiễm trùng,… Lưu ý: Tuyệt đối không được phép tự châm cứu tại nhà.
Bình luận của bạn