- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Cần tạo môi trường thoải mái để bệnh nhân Alzheimer không bị căng thẳng
6 cách làm giảm căng thẳng cho người Alzheimer
Nghe kém, tai điếc dễ bị mất trí nhớ và bệnh Alzheimer
Tư duy chậm chạp, suy giảm trí nhớ có phải Alzheimer?
Hiện tượng “Mặt trời lặn” ở người mất trí nhớ là gì?
Hiệp hội Alzheimer tại Anh đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi một người phụ nữ lớn tuổi đã phải đợi chờ trong đau đớn suốt 17 ngày sau khi bị dị ứng thuốc nghiêm trọng vì các bác sỹ “không thể sắp xếp thời gian” tới thăm khám cho bà.
Jeremy Hughes - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Alzheimer cho biết, những người bị mất trí nhớ thường được đối xử như công dân hạng 2. Điều này phải chấm dứt. Những người bị chứng mất trí sống trong tại nhà và đặc biệt tại các nhà dưỡng lão được quyền chăm sóc miễn phí như bất cứ ai khác. Ước tính có khoảng 70% người cao tuổi ở nhà dưỡng lão bị mất trí nhớ và cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Trong cuộc khảo sát 286 nhà quản lý các nhà nghỉ dưỡng lão tại Anh chỉ có khoảng 1/5 trong số đó trả được chi phí để mời các bác sỹ về thăm khám.
Một cảnh báo nữa là, những nhân viên tại các nhà dưỡng lão và chính người thân của các bệnh nhân Alzheimer không được đào tạo đầy đủ về việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Bệnh nhân Alzheimer ở Anh nằm chờ "mòn mỏi" trong nhà dưỡng lão đợi chờ bác sỹ tới khám. (Ảnh: dailymail.co.uk)
Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer: Những điều cần lưu ý
Tại Việt Nam, số lượng người cao tuổi bị Alzheimer ngày một tăng, nhưng phần lớn là được người thân chăm sóc tại nhà. Chăm sóc người bệnh Alzheimer là một thử thách rất lớn. Sự suy sụp chậm chạp và không rõ giới hạn đòi hỏi người chăm sóc phải rèn luyện tính nhẫn nại, sự hiểu biết, tình thương và óc sáng tạo.
Người bệnh luôn muốn người thân có mặt xung quanh mình: Những phản xạ cũ từ thời thơ ấu được hoạt động lại, và người bệnh có biểu hiện giống những đứa trẻ không muốn mẹ hoặc người thân xa rời chúng. Cách tốt nhất để giải quyết là khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cố gắng giảm thời gian tiếp xúc với người bệnh từng chút một, giúp họ làm quen với sự thiếu vắng người chăm sóc. Và giới thiệu cho họ một người thân khác trong gia đình, như vậy, người bệnh có thể theo bám nhiều người thân chứ không chỉ một người.
Tạo môi trường thoải mái: Môi trường nhà ở cần tạo cảm giác bình yên thoải mái cho bệnh nhân Alzheimer và giảm thiểu các sự cố về cư xử: Vị trí lạ, tiếng ồn ào, đông người,… làm người bệnh có cảm giác bất an, lo âu. Khóa cửa và đặt ổ khóa tủ, nơi có chứa bất cứ gì nguy hiểm, chẳng hạn như thuốc, rượu, súng, chất tẩy rửa, đồ dùng nguy hiểm là việc cần làm, tuy nhiên, cũng không nên tạo căng thẳng cho người bệnh.
Xếp đặt thời gian buổi tối có trình tự: Thái độ hành vi của bệnh nhân vào buổi tối thường xấu đi. Hãy cùng người bệnh thiết lập giờ nghỉ ngơi ổn định, tránh xa tiếng ồn của tivi, những bữa ăn tối ồn ào và các thành viên hiếu động trong gia đình (như trẻ con). Giới hạn lượng caffein trong ngày, những bài thể dục thân thể hàng ngày cũng giúp ích cho sự thư giãn trong giấc ngủ ban đêm.
Tăng cường giao tiếp: Khi nói chuyện với người bệnh, bạn nên chú ý đứng gần họ để họ có thể nhìn thấy, cầm tay, đặt tay lên vai để thể hiện sự thân mật và chăm sóc đối với người bệnh. Nói chậm rãi, câu đơn giản và đừng thúc giục họ trả lời. Nên dùng nhiều cử chỉ và dấu hiệu như chỉ vào các đồ vật. Tránh hỏi những câu quá phức tạp dễ làm cho bệnh nhân nản lòng khi phải tìm câu trả lời một cách khó khăn.
Thay đổi thực đơn: Nếu một loại thực phẩm yêu thích đột nhiên trở nên kém hấp dẫn với người bệnh, hãy đổi menu.
Thường xuyên thay đổi thực đơn, để người bệnh Alzheimer không bị chán ăn.
Giám sát chặt chẽ: Tránh để bệnh nhân đi lang thang. Một số trường hợp cần phải dùng đến những thẻ bỏ túi đơn giản, như “Hãy gọi về nhà” có kèm số điện thoại bên dưới, hoặc đeo vòng tay cho bệnh nhân có ghi rõ tên tuổi, số điện thoại liên lạc và câu ghi chú “Suy giảm trí nhớ”,…
Trợ giúp về trí nhớ: Bổ sung các loại thực phẩm bổ não nhằm hỗ trợ cho người bệnh khả năng độc lập. Ngoài ra, bạn hãy viết ra cho bệnh nhân danh sách các công việc phải làm trong ngày, các số điện thoại thường dùng, nhất là số điện thoại của trung tâm giúp đỡ và hướng dẫn các tác vụ đơn giản, như cách pha cà phê, cách sử dụng điện thoại…
Như vậy, chăm sóc người bệnh Alzheimer, quan trọng hơn cả là việc bảo vệ não bộ cho bệnh nhân, giúp người bệnh cải thiện trí nhớ và có thể tự hoạt động được độc lập. Hoạt chất Huperzin trong thành phần Thạch tùng răng kết hợp với các thành phần thảo dược khác như boron, cao Natto, cao Đinh lăng, cao Thiên ma, Sulbutiamine sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ toàn diện cho não bộ: Tăng cường tuần hoàn máu não, cung cấp đầy đủ năng lượng cho các tế bào thần kinh, giúp cho người bệnh ngủ ngon, do đó vừa bảo vệ vừa giúp phục hồi chức năng não bộ, tăng cường sức khỏe các tế bào thần kinh. Chính vì vậy mà não bộ được an toàn trong một thời gian dài trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh Alzheimer.
Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn