“Hành trình vì sức khỏe người cao tuổi 2014” lập kỷ lục Việt Nam
Khám bệnh miễn phí cho hơn 1.000 người cao tuổi
Những thực phẩm lợi và hại cho sức khỏe người cao tuổi
Gia tăng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
1. Thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da hàng ngày
Việc chăm sóc da bao gồm các bước rửa mặt - dưỡng ẩm - chống nắng - tẩy tế bào theo định kỳ
• Rửa mặt: khi da có xu hướng mất dần độ ẩm và bị khô, bạn nên chọn những loại sữa rửa mặt dạng kem hoặc có độ pH trung tính để làm sạch da mặt. Tránh rửa mặt bằng nước ấm để hạn chế tình trạng da bị mất nước.
• Dưỡng ẩm: hãy dưỡng ẩm thường xuyên cho da bằng kem dưỡng không chứa paraben. Nếu da quá khô, bạn có thể sử dụng các loại bơ dưỡng thể nhằm tăng cường thêm chất ẩm.
• Chống nắng: cần tiếp tục sử dụng những loại kem chống nắng có quang phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên. Phần lớn những tổn hại do tia tử ngoại gây ra đều xuất hiện sớm, do đó, dùng kem chống nắng trong giai đoạn mãn kinh là điều nên làm vì lúc này, da sẽ bị mỏng dần và dễ hư tổn hơn.
• Tẩy tế bào chết: tẩy tế bào chết khoảng hai lần mỗi tuần để loại bỏ những tế bào da chết tích tụ và góp phần hạn chế sự xuất hiện của các nốt đồi mồi trên da.
2. Tẩy trang trước khi ngủ
Da có khả năng tự tái tạo vào ban đêm. Lúc này, nhiệt độ trên da sẽ tăng nhẹ, lỗ chân lông mở to. Do đó, việc làm sạch da trước khi ngủ sẽ giúp lỗ chân lông không bị bít, tắt và tránh được mụn. Bạn có thể dùng thêm những loại kem dưỡng da ban đêm giàu vitamin vì đây là khoảng thời da da hấp thu kem tốt nhất.
3. Chăm sóc da tay và chân
Phần da tay và chân thường là nơi xuất hiện những dấu hiệu lão hóa đầu tiên. Chúng sẽ mất dần độ ẩm, mỡ và collagen, các đường gân và xương lộ rõ hơn. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên cùng với kem chống nắng khi đi ra ngoài trời sẽ giúp cho những vùng da này trông căng mịn và bớt “tổn thương”.
4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Các chất chống ô-xy hóa giúp da săn chắc từ bên trong, phục hồi và tái tạo da hiệu quả. Do đó, bạn cần tập trung vào những loại trái cây, rau xanh có nhiều màu sắc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.
Đậu nành là thực phẩm có khả năng cung cấp nhiều isoflavone, một loại estrogen từ thực vật (tác dụng tương tự như hóc-môn estrogen trong cơ thể nhưng có nguồn gốc từ thực vật). Uống sữa đậu nành thường xuyên là cách để làm chậm quá trình lão hóa có liên quan đến da như tình trạng da bị mỏng, yếu dần đi.
5. Kiểm soát stress
Stress có thể khiến da trở nên nhạy cảm và mất nước nhiều hơn. Chúng còn gây tổn hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả da. Khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol. Loại hóc-môn có thể gây ra một số rắc rối cho da như bệnh chàm hay vẩy nến. Để ngăn ngừa stress, bạn có thể tập yoga hay ngồi thiền.
6. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là cách làm tăng khả năng tuần hoàn trên da. Việc được bổ sung thêm ô-xy cùng khả năng lưu thông máu tốt giúp da trở nên sáng và khỏe mạnh hơn. Các bài tập thể dục còn làm tăng tỷ lệ chuyển hóa và có ích cho sức khỏe.
7. Ngủ đủ giấc
Cơ thể chúng ta tiết ra các hóc-môn tăng trưởng trong khi ngủ. Hóc-môn này giúp da tự phục hồi những hư tổn và trở nên sáng bóng, khỏe mạnh hơn. Những người thiếu ngủ thường xuyên hoặc giấc ngủ không sâu sẽ không có đủ lượng hóc-môn tăng trưởng cần thiết. Hậu quả là da trở nên thô sần và kém mịn màng, tốc độ lão hóa càng nhanh. Chính vì vậy, cần cố gắng ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để cơ thể tái tạo năng lượng và hạn chế tình trạng thâm quầng cho vùng da dưới mắt.
8. Sử dụng những sản phẩm chống lão hóa
Có rất nhiều loại mỹ phẩm hỗ trợ việc làm chậm quá trình lão hóa được bán rộng rãi trên thị trường. Thành phần phổ biến nhất trong những sản phẩm này là retinoid hoặc a-xít beta hydroxyl, phần lớn được chiết xuất từ thực vật cùng với các vitamin và một số chất chống ô-xy hóa khác. Tuy nhiên, khi mua kem chống lão hóa, bạn cần tham khảo sự tư vấn từ những người có chuyên môn để chọn được sản phẩm phù hợp với loại da của mình.
Bình luận của bạn