Tự phục hồi – Phương pháp mới chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ
Gia tăng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Liên Hợp quốc kêu gọi phát huy quyền của người cao tuổi
Chung tay đẩy lùi các bệnh hô hấp mạn tính ở người cao tuổi
“Hành trình vì sức khỏe người cao tuổi 2014” lập kỷ lục Việt Nam
Khi đang làm việc, trải qua mấy chục năm công tác đã hình thành trạng thái tâm lý ổn định, khi về hưu xa rời công việc, nếp sống bị đảo lộn, phạm vi giao tiếp bị thu hẹp, mối quan hệ xã hội cũng thay đổi. Sự rối loạn các nhân tố tâm lý, thể xác và tinh thần làm cho đa số người nghỉ hưu thời gian đầu rất khó thích nghi với cuộc sống hiện tại, nên đã xuất hiện một số trạng thái không bình thường từ đó phát sinh một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những thay đổi không bình thường khi về hưu được các nhà nghiên cứu gọi là hội chứng tổng hợp khi về hưu, hội chứng đó được biểu hiện:
-Nằm ngồi không yên, làm việc tự do không quyết đoán, dễ cáu bẳn và nổi giận không bằng lòng với bất cứ việc gì, thích hồi tưởng những việc đã qua, hay nghĩ xấu về người khác.
-Một số người tâm trạng sầu muộn, hay than vãn, suốt đêm không ngủ, nằm ngủ thường thấy ác mộng, tim đập mạnh vì sợ hãi, nóng nảy, cáu gắt vô cớ …
Đa số người có hội chứng nghỉ hưu có thể tự hồi phục trong vòng một năm, cá biệt những người có tính cách nóng nảy, cố chấp thì thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn, thậm chí có người phải mất tới ba năm mới thích nghi dần cuộc sống nghỉ hưu.
Hội chứng tổng hợp khi về hưu liên quan đến bệnh tật và sức khỏe
Các nghiên cứu về y học rất coi trọng mối quan hệ giữa tâm lý và bệnh tật. Những nhân tố tâm tư buồn chán kéo dài sẽ xuất hiện các rối loạn chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến nhiều sự biến đổi về bệnh lý, trở thành bệnh về thể xác và tinh thần. Các bệnh thường gặp chủ yếu là cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, hen phế quản, xơ cứng động mạch não, Parkinson, viêm khớp mãn, đục thủy tinh thể, loãng xương, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, điếc, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần…
Những người nghỉ hưu sẽ tràn ngập niềm vui, giảm bệnh tật và phần còn lại của cuộc đời có ý nghĩa khi ta biết sử dụng nó một cách khoa học, chủ động như tham gia các hoạt động từ thiện, câu lạc bộ mình ưa thích, phát huy những khả năng vốn có của bản thân, nuôi chim cảnh, làm vườn, trồng cây cảnh, vui thú với bạn bè, nuôi dạy con cháu...
-Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý: ăn đủ chất bổ dưỡng, uống đủ nước, ăn thức ăn mềm nấu nhừ, ăn nhiều rau xanh, các loại đậu đỗ, vừng lạc, dầu thực vật, ăn cá, hạn chế ăn thịt, không hút thuốc, dùng ít rượu bia …
-Đảm bảo an toàn trong cuộc sống: phòng tránh tai nạn trong nhà, ngoài đường do chân tay yếu, mắt kém: trơn trượt, ngã, bỏng nước sôi, điện giật, các vật sắc nhọn, hóa chất, đuối nước, tai nạn giao thông …
-Vận động và tập thể dục hàng ngày: đi bộ, hít thở nơi thoáng khí, tập dưỡng sinh, đọc sách báo, đàm đạo với người khác để rèn luyện trí não, du lịch thăm phong cảnh đẹp rèn luyện cả thể chất và trí não để nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Người nghỉ hưu cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc sức khỏe, thường xuyên khám và theo dõi định kỳ quý một lần, xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tuổi già để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn