Hãy để tâm tới sức khỏe tinh thần của bạn nhiều hơn trong năm mới!
Hoạt động giúp người cao tuổi chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đừng coi thường sức khỏe tinh thần!
Tác dụng tuyệt vời của đạp xe đối với tinh thần
Tập thái cực quyền giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bệnh tim
Khi nhắc đến sức khỏe tốt, chúng ta thường chỉ quan tâm tới sức khỏe thể chất mà ít chú tâm tới sức khỏe tinh thần. Nhưng sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng các chức năng của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thương tinh thần, tác hại tiêu cực đến thể chất. Khi chúng ta chuẩn bị tạm biệt năm 2022 và chào đón năm mới, Nhà tâm lý học Mahima Sahi đã chia sẻ 10 mẹo để đảm bảo sức khỏe tinh thần khỏe mạnh trong năm mới.
Đó là:
1. Tập trung và không tập trung
Tập trung vào vấn đề bạn quan tâm đó là động lực tốt để hoàn thành một công việc xuất sắc. Tuy nhiên tập trung trong một thời gian dài khiến não bộ mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng các mạch não. Harvard Business Review cho rằng đôi khi cần có sự cân bằng giữa “tập trung ngay lập tức” và “không tập trung”, bằng cách mơ mộng hoặc chợp mắt nhanh, điều này thực sự có thể kích hoạt “chế độ mặc định” của não bộ và giúp một người duy trì sức khỏe tinh thần.
2. Dành thời gian yêu thương bản thân
Sau thời gian dài, học tập và làm việc sức khỏe thể chất, tinh thần của bạn có thể đi xuống, vì vậy hãy dành thời gian “chăm chút” bản thân. Đôi khi hãy “nuông chiều” bản thân bằng cách thoả mãn nhu cầu, không hy sinh sức khỏe vì công việc điều này góp phần giảm nguy cơ trầm cảm, căng thẳng và lo lắng.
3. Làm những thứ bạn yêu thích
Dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích. Tuổi trưởng thành thường sẽ dành nhiều thời gian cho công việc và giảm thời gian dành cho các hoạt động mang lại niềm vui. Nhưng hãy có cho mình ít nhất một thói quen làm những điều bạn thích, chẳng hạn như nấu ăn, khiêu vũ, tập thể dục, vẽ tranh hoặc những thứ tương tự có thể tạo ra hormone hạnh phúc và giúp duy trì sức khỏe tinh thần tốt.
4. Thực hành lòng biết ơn
Dành thời gian quan sát và thể hiện lòng biết ơn những điều xung quanh, kể cả những thứ nhỏ bé nhất. Nghiên cứu cho thấy, việc “biết ơn” sẽ làm tăng “dopamine”, hormone tạo khoái cảm của cơ thể, vì vậy bạn càng biết ơn thì bạn càng cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
5. Duy trì sức khỏe thể chất
Cơ thể và tâm trí được kết nối với nhau. Tâm trí của chúng ta chỉ có thể khỏe mạnh khi cơ thể chúng ta cảm thấy khỏe mạnh. Duy trì hoạt động trong ngày tối thiểu 30 phút bằng cách chạy bộ hoặc đi bộ nhanh, chế độ ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc là tất cả các điều kiện tiên quyết để cảm thấy tinh thần sảng khoái. Thể dục thể chất có thể cải thiện tâm trạng của một người và làm giảm cảm giác đau khổ và lo lắng.
6. Tha thứ cho bản thân
Nghiên cứu cho thấy, “Cảm giác không thể tha thứ” có thể làm tăng “hormone cortisol” trong não của bạn, sẽ kích hoạt căng thẳng. Đôi khi dễ dãi với bản thân có thể nâng cao sức khỏe của bạn và ngăn bạn khỏi nguy cơ trải qua cảm giác tức giận, lo lắng hoặc buồn bã không thể kiểm soát.
7. Hạn chế sử dụng mạng xã hội
Phương tiện truyền thông hiện nay được coi là phương tiện giao tiếp toàn cầu, con người và con người tương tác với nhau qua các nút like, bình luận và chia sẻ. Đây cũng được xem là cây cầu tìm kiếm niềm vui của nhiều người. Tuy nhiên, mạng xã hội không có tính năng chắt lọc tin tức tốt và xấu để đem lại niềm vui h cho người sử dụng. Vì vậy, bạn có thể tiếp xúc với những điều tiêu cực trên mạng xã hội, điều này có thể tác động tiêu cực đến tinh thần của bạn nếu bạn tiếp xúc trong một thời gian. Đồng thời, tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, mạng xã hội, bạn dễ mắc hội chứng “sống ảo đời thực và sống thực ở thế giới ảo”, lo ngại khi tiếp xúc với người xung quanh.
8. Tiếp nhận những điều tích cực
Tập trung vào “những điều tốt đẹp” xung quanh bạn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Bộ não được xây dựng dựa trên những gì nhận và cảm nhận được. Suy nghĩ về những điều tích cực giúp giảm cảm giác đau khổ, tăng cường khả năng sáng tạo và cải thiện năng suất của bạn.
9. Kết nối với chính mình
Dành một chút “thời gian cho bản thân” mỗi ngày và suy ngẫm về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn, điều này có thể giúp bạn kiểm soát và hòa hợp với cảm xúc của bản thân. Thời gian dành cho bản thân thường xuyên giúp não bộ được “rút phích cắm” và thư giãn, nhờ đó, thúc đẩy trạng thái tinh thần lành mạnh hơn, giảm căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của bạn.
10. Kết nối với mọi người xung quanh
Từ việc vẫy tay chào đồng nghiệp tại văn phòng hoặc bạn cùng lớp ở trường đại học, đến bắt chuyện với người hàng xóm bên cạnh, uống cà phê với bạn bè sau giờ làm và dành những ngày cuối tuần cho gia đình, là những điều đơn giản để kiểm soát sức khỏe tinh thần. Khi tập trung vào “chất lượng” của các kết nối mà bạn xây dựng và duy trì kết nối nếu bạn cảm thấy được hỗ trợ, hạnh phúc, hữu ích hoặc được yêu mến. Kết nối với mọi người xung quanh giúp bạn cảm thấy yêu đời, tự tin hơn trong môi trường đó, đồng thời không còn cảm thấy dè dặt khi nêu ra quan điểm, ý tưởng. Đây cũng là phương pháp để bạn phát triển tư duy và sáng tạo.
Bình luận của bạn