Hoạt động giúp người cao tuổi chăm sóc sức khỏe tinh thần

Chăm sóc sức khỏe tinh thần bắt nguồn từ những quan tâm thường ngày

Tâm bệnh ở người cao tuổi

Lưu ý giúp người cao tuổi sống khỏe với bệnh tăng huyết áp

Làm sao giúp người cao tuổi kiểm soát đái tháo đường tốt hơn?

Bí quyết tập thể dục của những vùng đất "trường thọ"

Gần 70% người cao tuổi nước ta có sức khỏe yếu và rất yếu

Theo báo cáo về Tình hình thực hiện công tác dân số trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Hiện nay Việt Nam có 12 triệu người cao tuổi (chiếm 12%) dân số. Tuổi thọ trung bình của người Việt ở mức cao (trên 73 tuổi), nhưng tuổi thọ khỏe mạnh thì thấp (64 tuổi), có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Gánh nặng "bệnh tật kép" tăng cao, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh.

Để giúp giảm bớt gánh nặng "bệnh tật kép", bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất, các hoạt động giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần người cao tuổi cũng rất cần được quan tâm, giúp người cao tuổi sống vui - khỏe - có ích cho gia đình và xã hội.

Khi về già tâm lý của con người thường như thế nào?

Người lớn tuổi thường có cảm giác cô đơn, tủi thân

Người lớn tuổi thường có cảm giác cô đơn, tủi thân

- Cảm giác cô đơn: Phần lớn người già phải ở nhà một mình do con cháu đi làm và đi học thường xuyên. Nếu không còn người bạn đời bên cạnh thì sự cô đơn càng rõ rệt hơn, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, sống khép kín hơn.

- Hay nhớ về quá khứ: Tâm lý nhớ hoài quá khứ xuất hiện khi người già thường xuyên kể chuyện “ngày xưa”, thường đem so sánh với hiện tại, điều này có thể khiến con cháu không thoải mái khi nghe, vô tình làm người già cảm thấy bị cô lập.

- Cảm giác tủi thân: Người cao tuổi nếu không có hoặc ít được con cháu quan tâm chăm sóc có thể dẫn đến tâm lý buông xuôi, tủi thân, nội tâm và khép kín hơn.

- Cảm giác bi quan: Nếu có dấu hiệu của bệnh tật, bệnh càng nặng thì người già càng bi quan khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác và họ biết khả năng hồi phục không còn được tốt, họ lo lắng mình trở thành gánh nặng cho con cháu.

- Dễ nóng nảy: Cảm giác tự ti hoặc bất lực khiến người lớn tuổi dễ cáu gắt, sợ làm phiền người khác dù là khi được người khác chăm sóc.

- Sự đa nghi: Việc này có thể do tâm lý khó tin người khác từ trước hoặc cũng có thể do lãng tai hoặc mờ mắt khiến họ dễ hiểu sai ý nói của người khác.

Hoạt động giúp người cao tuổi chăm sóc sức khỏe tinh thần

Người lớn tuổi có nhu cầu được chia sẻ, lắng nghe nhiều hơn

Người lớn tuổi có nhu cầu được chia sẻ, lắng nghe nhiều hơn

- Dành thời gian cho người già

Dù bận rộn với công việc hay học tập, con cháu nên dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, tương tác với ông bà, lắng nghe và khuyến khích ông bà chia sẻ suy nghĩ của họ. Nếu bạn có con nhỏ, nên thường cho trẻ đến chơi với ông bà, người già có thể tìm thấy niềm vui được truyền từ những đứa trẻ luôn tràn đầy năng lượng.

- Nuôi thú cưng:

Nghiên cứu quan sát cho thấy, thú cưng có thể mang lại sự thoải mái cho những người gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe tinh thần, trong đó có người cao tuổi. Đối với những người già sống một mình, thú cưng giúp xua tan nỗi cô đơn trong họ. Theo một báo cáo, 80% người nuôi thú cưng tin rằng vật nuôi của họ giúp họ cảm thấy bớt cô đơn hơn.

- Kết nối với bạn bè qua mạng xã hội

Mạng xã hội có thể giúp người cao tuổi kết nối linh hoạt, nhanh chóng với gia đình và bạn bè thông qua các cuộc gọi video hoặc nhắn tin. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là một "xã hội thu nhỏ" là nơi lắng nghe những câu chuyện, học các kỹ năng mới giúp cải thiện sức khỏe tâm trí của người cao tuổi.

- Tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ

Có nhiều câu lạc bộ, nhóm, hội về thể thao, âm nhạc, trò chuyện giao lưu giữa những người lớn tuổi. Bạn nên gợi ý cha mẹ, ông bà tham gia những hội, nhóm này để họ được gặp gỡ với nhiều người hơn, có thể thoải mái chia sẻ, tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn cùng nhau, tránh cảm giác cô đơn, cô lập.

- Khám sức khỏe định kỳ

Người già nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời kiểm soát các dấu hiệu bệnh, tránh các bệnh đột ngột khởi phát ảnh hưởng lớn đến tâm lý và điều trị.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già