Chất tạo ngọt liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ

Chất tạo ngọt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Tác động của 5 chất tạo ngọt phổ biến đến sức khỏe

Ưu, nhược điểm của chất tạo ngọt erythritol

Dùng chất tạo ngọt thay đường như thế nào cho an toàn?

Đường hóa học aspartame còn nguy hiểm hơn cả mì chính

6 chất tạo ngọt tự nhiên thay thế đường, an toàn cho bệnh đái tháo đường

Chất tạo ngọt thường được sử dụng để thay thế đường trong các loại thực phẩm được dán nhãn "ăn kiêng" như nước ngọt không calorie hoặc kẹo cao su không đường.

Các chất tạo ngọt được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

- Acesulfam K (acesulfame potassium)

- Aspartame (tên thương mại là equal và nutrasweet)

- Stevia (tên thương mại là purevia, truvia hay sweetleaf sweetener). Đây là loại đường thay thế chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt.

- Sucralose (tên thương mại là spenda)

- Saccharin, tên thương mại là sweet ‘n low và sweet twin. Saccharin là loại đường hóa học được bán nhiều ở Việt Nam.

- Dẫn xuất rượu của đường, bao gồm sorbitol, xylitol và maltitol.

Chất tạo ngọt xylitol được cho là có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Chất tạo ngọt xylitol được cho là có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Một nghiên cứu mới cho thấy lượng xylitol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch. Xylitol là chất tạo ngọt thông dụng thường được tìm thấy trong kẹo không đường, kẹo cao su, kem đánh răng và các sản phẩm có vị ngọt nhân tạo khác, bên cạnh đó cũng có một lượng nhỏ xylitol xuất hiện trong trái cây và rau quả tự nhiên.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét và đánh giá tình trạng sức khỏe của hơn 3.000 người ở Mỹ và Châu Âu trong vòng 3 năm và phát hiện ra rằng những người có lượng chất tạo ngọt trong máu cao có nguy cơ bệnh tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ cao hơn.

Thông qua thử nghiệm tiền lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy xylitol làm cho tiểu cầu trong máu đông lại, làm tăng nguy cơ huyết khối - cục máu đông, trong mạch máu hoặc buồng tim.

Trong khi theo dõi hoạt động tiểu cầu ở những người tham gia, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người dùng các đồ uống có chứa xylitol có khả năng đông máu cao hơn đáng kể so với những người dùng đồ uống chứa đường glucose.

Năm ngoái, chính nhóm nghiên cứu này cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa erythritol - một loại chất tạo ngọt khác - và nguy cơ tim mạch.

Những phát hiện của nghiên cứu được coi là rất có ý nghĩa trong bối cảnh gia tăng các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất tạo ngọt được quảng cáo là tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Stanley Hazen, Chủ nhiệm Khoa Tim mạch và Chuyển hóa tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ), cho biết: “Không nhất thiết phải vứt bỏ hoàn toàn các sản phẩm có chứa xylitol nhưng chúng ta nên lưu ý rằng việc sử dụng sản phẩm có hàm lượng chất tạo ngọt cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cục máu đông”.

BS. Hazen cũng nhấn mạnh cần phải việc tiến hành thêm nhiều nghiên cứu liên quan đến chất tạo ngọt, đặc biệt là khi gần đây chúng liên tục được khuyến nghị trong việc chống lại các tình trạng bệnh như béo phì hoặc đái tháo đường. 

Phản hồi lại nghiên cứu này, Hội đồng Kiểm soát Calorie Hoa Kỳ (Calorie Control Council) cho biết xylitol đã được các cơ quan chính phủ Mỹ phê duyệt trong nhiều thập kỷ. Kết quả nghiên cứu có thể không áp dụng cho toàn bộ dân số nói chung vì một số người trong nghiên cứu được xem là đã có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tim mạch. 

 
Trang Hương (Theo WebMD, Healthnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất