Dị ứng thời tiết thường gặp vào những thời điểm chuyển mùa
Hội chứng hiếm gặp khiến người phụ nữ dị ứng nặng với thực phẩm
Vì sao ăn lạc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá?
10 cách giảm ngứa da tại nhà
Bị suy tim nhưng dị ứng thuốc Tây, có nên dùng thảo dược?
Hôi miệng
Mùi hôi trong khoang miệng có thể không đến từ thức ăn. Cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong không khí có thể bị chảy nước mũi. Dịch mũi chảy xuống dưới cổ họng có thể khiến bạn buồn nôn. Đồng thời, đây là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra mùi hôi miệng.
Chóng mặt
Ống Eustachian nối tai giữa và vòm họng có nhiệm vụ cân bằng áp lực tai và xả dịch dư thừa từ tai giữa. Lượng dịch nhầy tích tụ trong ống Eustachian có thể tạo ra áp lực trong tai, gây đau tai hoặc chóng mặt, mất thăng bằng.
Mất khứu giác
Mất mùi không chỉ liên quan tới bệnh COVID-19 mà cũng có thể là dấu hiệu dị ứng thời tiết gây viêm mũi. Hiện tượng này là do các màng nhầy trong mũi bị kích ứng hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng.
Mệt mỏi
Mỏi mệt, thiếu năng lượng hơn bình thường cũng có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng theo mùa. Cơ thể dùng nhiều năng lượng để chống lại các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài, khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn. Ngoài ra, các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở… ngăn cản bạn ngủ ngon về đêm.
Khó tập trung
Người bị dị ứng thời tiết còn gặp phải tình trạng khó tập trung, uể oải, hay quên, phản ứng chậm hơn bình thường.
Đau họng
Đau họng thường là triệu chứng của các bệnh lây nhiễm do virus như cúm mùa, cảm lạnh. Tuy nhiên, ở người bị dị ứng theo mùa, cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn, nếu chúng chảy ra thành sau họng cũng gây đau họng.
Người hắt hơi, ho liên tục, kết hợp thêm dùng thuốc chống dị ứng cũng khiến họng bị khô và dễ đau rát, kích ứng.
Ngủ ngáy
Nghẹt mũi do dị ứng theo mùa cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến người bệnh ngáy to khi ngủ, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.
Đau đầu không rõ nguyên nhân
Nghẹt mũi làm tăng áp lực trong các xoang, hậu quả là gây ra tình trạng đau đầu tập trung ở trán và hai bên má. Cơn đau thường trở nặng vào buổi sáng, do tư thế nằm thẳng ban đêm khiến dịch tích tụ nhiều trong xoang.
Nổi mẩn đỏ
Một vài người có thể gặp triệu chứng phát ban, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng theo mùa. Hiện tượng này thường xảy ra vào đầu Hè, khi trẻ em chơi trong công viên, bãi cỏ và tiếp xúc với phấn hoa.
Ngứa lưỡi
Hội chứng dị ứng miệng (oral allergy syndrome) là dạng dị ứng liên quan đến thực phẩm phổ biến ở người lớn. Theo đó, người bệnh có biểu hiện viêm mũi dị ứng nếu ăn phải trái cây, rau củ, gia vị có phản ứng chéo. Ví dụ, người dị ứng với cỏ phấn hương (ragweed) có biểu hiện ngứa lưỡi, ngứa miệng khi ăn chuối hay dưa hấu.
Đau khớp
Hiện tượng viêm giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây dị ứng. Kết hợp với chất lượng giấc ngủ kém và mệt mỏi kéo dài, người bệnh có thể bị nhức mỏi toàn thân, đau khớp.
Ù tai
Người bị dị ứng theo mùa có nguy cơ bị viêm tai, do cơ quan thính giác này không có khả năng đào thải dịch thừa hiệu quả. Rối loạn ống Eustachian có thể gây ra ù tai (nghe thấy âm thanh lạ), hoặc đau tai, tai ù đặc.
Biểu hiện lạ
Để tự làm dịu các triệu chứng dị ứng, nhiều người bệnh hình thành thói quen lặp đi lặp lại một hành động không kiểm soát. Ví dụ: Dùng cạnh bàn tay đẩy đầu mũi cho dễ thở; Dùng ngón trỏ ấn vào tai.
Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, các triệu chứng ít gặp trên cũng giúp báo hiệu bạn đang bị dị ứng thời tiết. Cần thăm khám sớm để tìm ra giải pháp điều trị theo đợt. Cách phòng bệnh chủ động là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa. Trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, bạn nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bình luận của bạn