6 chất tạo ngọt tự nhiên thay thế đường, an toàn cho bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng các loại đường thay thế

Người bệnh đái tháo đường có ăn được dưa hấu không?

Đâu là chế độ ăn uống tốt cho người tiểu đường type 2?

5 loại nước ép có chỉ số đường huyết thấp cho người đái tháo đường

Nên làm gì khi chỉ số đường huyết tăng cao?

Tại sao đường không tốt cho sức khỏe?

Đường có thể làm gián đoạn hormone trong cơ thể, trong đó có hormone điều hòa cảm giác no, đói. Đường còn khiến tăng lượng calo nạp vào, dẫn đến tăng cân. Đây là lý do vì sao chúng ta cần hạn chế đường trong chế độ dinh dưỡng.

Nhiều minh chứng khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa đường và bệnh béo phì. Đường ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất. Từ đó, đường có thể làm tăng lượng insulin và dự trữ chất béo trong cơ thể. Nạp nhiều đường dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh: tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Đường và các thực phẩm nhiều đường gây hại cho sức khỏe 

Đường còn có thể gây nghiện. Nạp nhiều đường khiến não giải phóng dopamine, đây là phản ứng tương tự với các chất kích thích gây nghiện. Đó là lý do vì sao khi càng ăn nhiều đường, bạn càng thèm ngọt nhiều hơn.

Cỏ ngọt stevia

Stevia (cỏ ngọt) là một chất tạo ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá của một loại cây bụi ở Nam Mỹ, có tên khoa học là “stevia rebaudiana”. Đường stevia có lượng calo bằng 0, là loại đường có thể giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, chất stevioside trong đường stevia có tác dụng hạ huyết áp từ 6-14%. Không chỉ vậy, đường stevia còn giúp giảm hàm lượng insulin, giảm lượng đường trong máu, tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Cây cỏ stevia Nam Mỹ

Trong thực tế, cỏ stevia chứa hai chất tạo ngọt là stevioside và rebaudioside A. Chính vì thế, người tiêu dùng có thể nhận ra hương vị khác nhau trong các sản phẩm đường cỏ stevia.

Đường rượu xylitol

Đường rượu xylitol được làm từ ngô hoặc gỗ của cây bạch dương. Trong 1gr đường rượu xylitol chứa 2,4cal (ít hơn 40% so với đường thông thường).

Loại đường này không làm tăng insulin và lượng đường trong máu. Đường xylitol không chứa fructose như các loại đường bình thường.

Đường xylitol tốt cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, chất tạo ngọt tự nhiên này còn chứa các tác dụng như: không gây sâu răng, giúp cơ thể hấp thu calci.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường xylitol có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa như: trướng bụng, tiêu chảy. Đường xylitol có thể gây hại cho chó. Vì thế bạn đừng để thú cưng của bạn đến gần loại đường này.

Đường rượu erythritol

Trong 1gr đường rượu erythritol chứa 0,24cal (bằng 6% lượng calo trong đường thường). Đường erythritol không làm tăng cholesterol, mỡ máu, insulin và đường tronng máu. Do đó, đây là loại đường tốt cho những người thừa cân hoặc đái tháo đường.

Hợp chất đường rượu erythritol

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không có enzyme phân hủy loại đường này. Đường erythritol được nạp vào cơ thể sẽ được hấp thu vào máu và được thải ra qua đường nước tiểu.

Siro Yacon (siro sâm Nam Mỹ)

Siro Yacon là chất tạo ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây Yacon Nam Mỹ, thường được gọi là sâm Nam Mỹ. Nó có màu nâu đen, vị ngọt, độ đặc giống với đường mía.

Siro Yacon là một loại đường thay thế giúp giảm cân vì có chứa fructooligo saccharides. Đây là chất làm giảm cảm giác thèm ăn.

Đường sâm Nam Mỹ - đường thay thế tốt cho người tiểu đường

Loại đường thay thế này cũng chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Lưu ý: không sử dụng đường siro Yacon để chế biến ở nhiệt độ cao.

Ngoài những loại đường tốt cho người bệnh đái tháo đường như trên, dưới đây là một số chất tạo ngọt có thể thay thế cho đường:

Đường dừa

Đường dừa cũng là một chất tạo ngọt tự nhiên, được chiết xuất từ nhựa cây cọ dừa. Đường dừa chứa một số khoáng chất: sắt, kẽm, calci, kali và chất chống oxy hóa. Đây là loại đường có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Tuy nhiên, đường dừa chứa nhiều calo và fructose như đường thường.

Mật ong

Bạn có thể thay thế mật ong cho đường vì mật ong có chứa các chất chống oxy hóa và giảm viêm cùng một số vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mật ong chứa lượng fructose cao, chỉ những người khỏe mạnh nên sử dụng.

Mỹ Linh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng