Tác động của 5 chất tạo ngọt phổ biến đến sức khỏe

Thường xuyên sử dụng chất tạo ngọt có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe

5 tín hiệu “kêu cứu” từ làn da đang bị stress

Ưu, nhược điểm của chất tạo ngọt erythritol

Dùng chất tạo ngọt thay đường như thế nào cho an toàn?

Người hảo ngọt có thể dùng nguyên liệu gì thay cho đường tinh luyện?

Neotame

Neotame hay E961 có độ ngọt cao hơn đường kính 8.000 lần, được thêm vào đồ ngọt, nước có gas. Neotame được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) chấp thuận là an toàn từ năm 2007. Neotame giữ được tính ổn định ở nhiệt độ lên tới 450 độ C, không để lại hậu vị đắng như một số chất tạo ngọt khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Havovi Chichger – Đại học Anglia Ruskin (Anh) đăng tải trên tạp chí Frontiers of Nutrition cho thấy, neotame không thực sự vô hại như nhiều người lầm tưởng. Thí nghiệm trên tế bào ruột non cho thấy, 10mM neotame có thể gây độc cho tế bào (đơn vị mM millimolar được dùng để đo nồng độ glucose trong máu). Từ đó, neotame có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ đường ruột, gây ra thay đổi hệ vi sinh vật theo hướng tiêu cực. Đây là liều lượng nằm trong ngưỡng giới hạn hàng ngày được cơ quan chức năng coi là an toàn.

Hiện EFSA đang xem xét lại tính an toàn của neotame.

Aspartame

Aspartame thường được thêm vào nước có gas, nước ngọt ăn kiêng

Aspartame thường được thêm vào nước có gas, nước ngọt "ăn kiêng"

Còn được gọi là đường ăn kiêng, aspartame có trong nhiều thức uống, đồ ăn được quảng cáo là “không đường”, “không calorie”. Aspartame có độ ngọt gấp 180-200 lần đường kính, tuy nhiên lại mất đi vị ngọt ở nhiệt độ cao.

Nghiên cứu tổng quan năm 2022 trên hơn 102.000 người Pháp cho thấy, sử dụng liều lượng lớn aspartame làm tăng nguy cơ ung thư.

Giáo sư Erik Millstone – Đại học Sussex (Anh), người đã dành hàng chục năm nghiên cứu aspartame cho biết, cơ thể chuyển hóa aspartame và tạo ra acid amino phenylalanine. Chất này có thể gây ra những vấn đề thần kinh cấp tính như đau đầu, nhìn mờ.

Acesulfame kali (Ace-K)

Acesulfame kali là chất làm ngọt nhân tạo, đôi khi được biết đến với tên gọi E950. Từ nước trộn salad tới mứt, kem, các chế phẩm từ sữa, kem đánh răng đều có mặt E950.

Một vài nghiên cứu cho thấy, vị ngọt gắt của acesulfame kali có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn – yếu tố nguy cơ dẫn tới tiến triển đái tháo đường type 2.

Acesulfame kali thường được kết hợp với các chất tạo ngọt khác để giảm hậu vị đắng của đường hóa học. Vì vậy, rất khó chỉ ra chính xác “thủ phạm” gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe như béo phì, tăng đường huyết khi dùng nước ngọt, đồ ăn nhanh.

Sucralose

Sucralose được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bánh kẹo

Sucralose được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bánh kẹo

Sucralose ngọt gấp 600 lần so với đường kính và đặc biệt có tính ổn định. Nghiên cứu mới đây tại các đại học ở North Carolina (Mỹ) cho thấy, sucralose-6-acetate có thể làm tổn thương DNA, làm tăng nồng độ stress oxy hóa và phân tử gây viêm ở đường ruột.

Một thử nghiệm năm 2020 cho thấy, đồ uống chứa sucralose và carbohydrate có thể làm thay đổi phản ứng chuyển hóa của cơ thể với carbohydrate, khiến người dùng dễ tăng cân hơn.

Saccharin

Đường saccharin là một trong những chất tạo ngọt được phát hiện khá sớm, từ năm 1879. Khi saccharin được sử dụng ngày càng phổ biến trong chế biến thực phẩm, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của loại đường hóa học này.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Canada năm 1977 nhận thấy sử dụng đường saccharin có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở chuột. Dù mối liên hệ này không được phát hiện trên người, công chúng vẫn e ngại về tính an toàn của đường saccharin.

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng