Chế độ ăn Keto tăng hiệu quả hóa trị ung thư?

Chế độ ăn Keto hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả

5 tấm gương giảm cân ngoạn mục khiến bạn có động lực Keto ngay lập tức

Những món ăn vặt lành mạnh cho người đang ăn kiêng Keto

11 loại rau củ chứa ít carbs, tốt cho chế độ ăn Keto

Những thực phẩm cần có khi ăn kiêng Keto

Tiềm năng của Keto dần được khai phá

Chế độ ăn Keto (Ketogen diet) bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa một lượng protein đầy đủ và chỉ một chút carbohydrate.

Thông thường, cơ thể con người có được nguồn năng lượng chính từ carbohydrate hay đường. Tuy nhiên, chế độ ăn Keto có thể gây ra trạng thái ketosis. Trong quá trình ketosis, cơ thể buộc phải phân giải chất béo được lưu trữ thay vì đường để tạo ra một nguồn năng lượng thay thế.

Chế độ ăn Keto vốn xuất hiện từ lâu, thường được khuyến cáo áp dụng cho những bệnh nhân đái tháo đường và động kinh. Các nghiên cứu mới hơn đã bắt đầu kiểm tra tiềm năng hỗ trợ điều trị của chế độ ăn Keto đối với các tình trạng khác, chẳng hạn như ung thư, hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh Alzheimer.

Keto phù hợp là chế độ ăn cho người ung thư phổi

Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng chế độ ăn Keto có thể bổ sung cho các liệu pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn như hóa trị và xạ trị. Chế độ ăn uống này có thể tăng sức mạnh của điều trị ung thư thông thường bằng cách chọn lọc gây stress oxy hóa trao đổi chất trong tế bào ung thư chứ không phải các tế bào khỏe mạnh.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng một số bệnh ung thư phụ thuộc rất nhiều vào glucose để tạo năng lượng. Vì vậy, hạn chế các tế bào ung thư tiếp cận với đường có thể là một cách hợp lý để giúp chúng đáp ứng với hóa trị tốt hơn.

Nghiên cứu mới tới từ Đại học Texas (Mỹ) đã khám phá chế độ ăn Keto như một giải pháp tiềm năng giúp điều trị ung thư hiệu quả.

Jung-Whan Kim, tác giả của nghiên cứu, cho hay nhóm đã thử nghiệm trên mô hình chuột về ung thư phổi và thực quản. Những con chuột này được tiêu thụ chế độ ăn Keto và dùng thuốc trị đái tháo đường để ngăn chặn thận tái hấp thu đường trong máu.

Kết quả sau cùng đã được đăng tải trên Tạp chí Cell Reports (Mỹ) với tác giả đầu tiên là Meng-Hsiung Hsieh.

Chế độ ăn Keto và ung thư biểu mô tế bào vảy

Trước đây, nhóm nghiên cứu của Jung-Whan Kim đã chỉ ra rằng một loại ung thư gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) phụ thuộc vào glucose để duy trì “khả năng chống oxy hóa và khả năng sống sót” nhiều hơn so với các loại ung thư khác, như ung thư biểu mô tuyến phổi.

Vì vậy, trong nghiên cứu mới, nhóm đã lý giải rằng việc hạn chế glucose sẽ giúp điều trị SCC dề dàng hơn. Những con chuột mang khối u xenograft đã được tiêu thụ chế độ ăn bao gồm 0,1% carbohydrate hoặc chế độ ăn bình thường.

Kết quả: So với nhóm chuột được ăn chế độ ăn bình thường, các khối u xenograft tăng trưởng của SCC phổi và SCC thực quản của những con chuột áp dụng chế độ ăn Keto đã bị ức chế đáng kể.

“Chế độ ăn Keto đã giúp hạn chế những tác động của glucose, từ đó ức chế sự phát triển thêm của khối u ở những con chuột bị ung thư phổi”, tác giả Jung-Whan Kim lý giải, “Mặc dù các biện pháp can thiệp này không làm thu nhỏ các khối u, nhưng chúng đã khiến các khối u không thể tiến triển thêm”.

Tuy nhiên, việc hạn chế glucose không ảnh hưởng đến các khối u không phải SCC. Tức là, chế độ ăn Keto chỉ phù hợp với một số loại tế bào ung thư cụ thể, không thể khái quát cho tất cả các loại ung thư.

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu đường huyết từ 192 người bị SCC phổi hoặc thực quản. Sau đó, nhóm so sánh kết quả với này 120 người mắc ung thư biểu mô tuyến phổi.

Thật bất ngờ, các nhà khoa học đã phát hiện rằng những người có nồng độ glucose trong máu cao hơn sẽ có khả năng sống sót thấp hơn khi mắc SCC. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên hệ này ở các bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi.

Đây là một quan sát quan trọng cho thấy hiệu quả tiềm năng của việc hạn chế glucose trong việc làm giảm sự tăng trưởng SCC.

Mặc dù đây mới là nghiên cứu tiền lâm sàng và cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa, nhưng đây là một quan sát quan trọng cho thấy hiệu quả tiềm năng của việc hạn chế glucose trong việc làm giảm sự tăng trưởng SCC.

“Điều chỉnh nồng độ glucose của bệnh nhân sẽ là một chiến lược mới khác với việc cố gắng tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp”, tác giả Jung-Whan Kim nhận định.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng