Điều gì xảy ra nếu bạn không ăn carbohydrate?

Không ăn carbohydrate, bạn có thể sẽ mệt mỏi, uể oải suốt cả ngày

Ăn trái cây gì khi bạn ăn kiêng Keto?

Carbohydrate đơn giản và phức tạp: Khác nhau thế nào, loại nào tốt hơn?

8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Infographic: Bổ sung bao nhiêu carbohydrate một ngày là đủ?

Thực phẩm chứa carbohydrate

Carbohydrate có trong nhiều loại thực phẩm nguồn gốc thực vật. Chế độ ăn kiêng carbohydrate loại bỏ đường, bột và các loại ngũ cốc khác. Trái cây, rau củ, hạt cũng là những thực phẩm chứa carbohydrate và những dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất lành mạnh. 

Nếu bạn chỉ cần giảm vài kg cân nặng, không ăn trái cây và rau trong vài ngày sẽ không gây ra vấn đề gì với sức khỏe. Nhưng nếu bạn cần giảm nhiều cân, bạn có thể cần loại bỏ carbohydrate trong vài tuần. Cắt bỏ hoàn toàn carbohydrate sẽ làm cho chế độ ăn của bạn không chứa vitamin và khoáng chất quan trọng. 

Những thực phẩm chứa carbohydrate cũng rất giàu các vitamin và khoáng chất cần thiết

Vai trò của carbohydrate

Carbohydrate là nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể cho các hoạt động hàng ngày. Theo Tiến sỹ Jeff Firkins - Đại học bang Ohio (Mỹ), bộ não của con người sử dụng carbohydrate làm nhiên liệu, sử dụng 120gr, hoặc khoảng 480 calo glucose mỗi ngày. 

Khi bạn ăn carbohydrate, chúng sẽ dần dần được phân hủy thành glucose trong đường tiêu hóa và được giải phóng vào máu. Từ đó, một số glucose vẫn còn trong hệ thống tuần hoàn sẽ được sử dụng để tạo năng lượng ngay lập tức và một số được lưu trữ để sử dụng trong tương lai dưới dạng glycogen trong cơ bắp và gan. Khi đạt được khả năng lưu trữ glycogen, carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển thành chất béo và được lưu trữ trong mô mỡ.

Loại bỏ hoặc hạn chế carbohydrate buộc cơ thể sử dụng các nguồn nhiên liệu khác, khó bị phá vỡ hơn.

Hạn chế carbohydrate

Khi hạn chế hoặc cắt giảm hoàn toàn carbohydrate khỏi chế độ ăn uống, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy chất béo và protein làm nhiên liệu. Trong quá trình chuyển hóa chất béo, một lượng lớn ketone được hình thành trong gan và được giải phóng vào máu.

Theo Tiến sỹ Firkins, trạng thái ketogen là giai đoạn đói trung gian, trong đó, thiếu glucose có sẵn, não bắt đầu sử dụng ketone làm nhiên liệu. Ở trạng thái này, sự thèm ăn bị ức chế, chất béo trở thành nguồn nhiên liệu chính của cơ thể và bạn bắt đầu giảm cân.

Béo phì và chế độ ăn kiêng low-carbs (ít carbohydrate)

Chế độ ăn kiêng low-carbs là một chủ đề gây tranh cãi kể từ năm 1972, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có lợi ích sức khỏe cho người bị béo phì. 

Năm 2006, một nghiên cứu tại Úc kéo dài 12 tuần trên 100 phụ nữ béo phì ở độ tuổi trung bình là 49 cho thấy chế độ ăn kiêng carbohydrate đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa. 

Một nghiên cứu năm 2008 được thực hiện tại Đại học Marshal ở Huntington, Tây Virginia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng carbohydrate làm giảm mức cholesterol và triglyceride huyết thanh ở trẻ béo phì từ 6 đến 12 tuổi.

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng