Chế độ ăn tốt cho người bị táo bón

Táo bón có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu

Dầu dừa giúp bạn trị táo bón nhanh chóng

Những loại trà thảo dược giúp giảm táo bón cực hiệu quả

Cách dùng tinh dầu giúp giảm nhanh táo bón hiệu quả, an toàn

Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em

Nguyên nhân gây táo bón thường xuất phát từ lối sống không khoa học, một số loại thuốc hoặc do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất xơ, giàu đạm béo. Chính vì vậy, những người bị táo bón cần lên thực đơn dành riêng cho mình để sớm kiểm soát bệnh. Nếu thay đổi chế độ ăn không thể cải thiện tình trạng táo bón, bạn nên uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Dưới đây là nhóm thực phẩm cần thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người táo bón:

1. Thực phẩm giàu vitamin C

Vì sao thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người táo bón?

Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước và dễ thẩm thấu trong hệ tiêu hóa. Trong hệ tiêu hóa, nó sẽ hút nước và giúp phân mềm hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều vitamin C có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng và co thắt dạ dày. Thậm chí, còn làm cho tình trạng táo bón của bạn trở nên nặng hơn.

Theo Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), giới hạn vitamin C mà một người lớn có thể bổ sung là 2.000mg. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi là 400-1.800mg.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C người bị táo bón có thể thêm vào chế độ ăn bao gồm: Ớt ngọt, cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, cà chua, cải bắp, súp lơ trắng, khoai tây, rau bina, đậu xanh…

2. Thực phẩm giàu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng táo bón. Nếu nguyên nhân táo bón của bạn là do thiếu vitamin B12, thì việc bổ sung loại vitamin này sẽ giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả.

NIH khuyến cáo rằng người trưởng thành nên bổ sung khoảng 2.4mcg vitamin B12/ngày, trẻ em dưới 18 tuổi nên bổ sung khoảng 0.4-1.8mcg/ngày, phụ thuộc từng lứa tuổi.

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 hơn là việc uống bổ sung viên uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: Gan bò, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa chua…

3. Thực phẩm giàu magne

Magne là một khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động tiêu hóa. Nó giúp hút được nhiều nước hơn vào bên trong thành ruột, từ đó sẽ làm mềm phân.

Lượng magne khuyến cáo cần bổ sung hàng ngày: Trẻ sơ sinh-6 tháng tuổi: 30mg; Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 70mg; Trẻ từ 1-3 tuổi: 80mg; Trẻ từ 4-8 tuổi: 130mg; Trẻ từ 9-13 tuổi: 240mg; Từ 14-18 tuổi: 410mg cho nam và 360mg cho nữ; Từ 19-30 tuổi: 400mg cho nam và 310mg cho nữ; Người trên 31 tuổi: 420mg cho nam và 320 cho nữ; Phụ nữ mang thai: 350-360mg; Phụ nữ đang cho con bú: 310-320mg.

Cách tốt nhất để cung cấp magne cho cơ thể chính là thông qua con đường ăn uống. Bơ, chuối, hạt chia, hạt óc chó, sữa chua, rau lá xanh đậm… là những nguồn thực phẩm rất giàu magne. Nếu chế độ ăn không thể đáp ứng nhu cầu magne cơ thể cần, bạn có thể tham khảo bác sỹ để được hướng dẫn sử dụng viên uống bổ sung.

4. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện táo bón vì chúng hoạt động như một chất nhuận tràng tự nhiên. Khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

Một số thực phẩm giàu chất xơ bạn nên ăn là táo, sung, ngũ cốc nguyên cám, đậu đen, bí ngô, vừng, hướng dương, hạt lanh,... Tuy nhiên, bạn không nên ăn hạt lanh nếu bị rối loạn chảy máu, tắc nghẽn đường ruột hoặc tăng huyết áp. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên tránh ăn hạt lanh.

Lê Tuyết H+ (Theo foodnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa