- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ sau khi sinh cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Bí quyết giảm cân sau khi sinh của sao Việt
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh chỉ "béo" là chưa đủ!
Phòng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh
Thực tế cho thấy, sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh con thường suy giảm, cơ thể trở nên yếu ớt hơn, hệ tiêu hóa còn yếu, khó hấp thụ thức ăn. Nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, đôi khi còn bỏ ăn. Nhưng, điều này là cực kỳ có hại bởi lúc này, mẹ ăn không chỉ cho bản thân mình, mà dinh dưỡng còn để tiết sữa nuôi em bé lớn. Vì thế, điều quan trọng nhất với phụ nữ sau sinh con là cần nhanh chóng thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Các nhóm chất cần bổ sung
Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM đưa ra một số gợi ý về chế độ ăn cho phụ nữ cho con bú: Đó là bổ sung đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả…
Tinh bột: Nhóm chất này giúp cho cơ thể mẹ có đầy đủ năng lượng, vì thế, mẹ đừng sợ mập mà hạn chế nhé! Các mẹ có thể ăn thay đổi cơm, bánh mì, mì, phở… đều tốt.
Mẹ ăn không chỉ cho bản thân mình, mà dinh dưỡng còn để tiết sữa nuôi em bé lớn (Ảnh minh họa)
Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, lạc. Tăng cường ăn trứng gà, yaourt, uống sữa...
Chất béo: Tốt nhất nên dùng dầu thực vật, không ăn mỡ động vật.
Rau củ quả: Tăng cường các loại củ quả có màu đỏ, cam như bí đỏ, cà rốt, khoai lang; Màu xanh đậm như rau ngót, rau bina, súp lơ xanh… Các loại rau củ này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn nhiều loại quả để bổ sung thêm vitamin C, chất khoáng như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít…
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng gà, tôm, thịt bồ câu, hạt sen, đậu hà lan… để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể, làm tan máu bầm vẫn còn sau khi sinh.
Chế biến thực phẩm thế nào?
Vì hệ tiêu hóa của phụ nữ sau khi sinh con còn yếu, nên khi chế biến thực phẩm, lưu ý không thêm các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi có thể sẽ có hại cho dạ dày và khiến mùi vị sữa thay đổi, em bé khó hấp thu. Tránh ăn các thực phẩm sống, nhiều chất chua hay có tính hàn như sò, nghêu, ốc, hến, bí đao, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, nước dừa vì dễ bị lạnh bụng, đầy hơi và khó tiêu.
Cách chế biến nên hấp, luộc ít nước, nấu canh, nhưng phải nấu nhanh để giảm sự thất thoát vitamin. Thức ăn cũng phải chín mềm, nên ăn thức ăn còn nóng ấm (tức là khoảng 40 – 50 độ C). Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 4 – 5 bữa nhỏ, mỗi bữa có sự kết hợp nhẹ nhàng các nhóm chất, để vừa không đầy bụng, vừa đủ chất dinh dưỡng.
Bình luận của bạn