Dấu hiệu say nắng chớ chủ quan

Đâu là dấu hiệu nhận biết say nắng?

Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa Hè và cách phòng ngừa

Tập thể dục khi thời tiết vào Hè cần lưu ý gì?

Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa Hè

Mẹo hay chống say nắng mùa hè

Vào mùa Hè, nhiệt độ tăng cao làm thay đổi cơ chế tự nhiên của cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt, dẫn đến một số nguy cơ về sức khỏe. Các bệnh mạn tính cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do nhiệt.

Say nắng xảy ra khi hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể không thể làm mát, dẫn đến thân nhiệt cao đến mức nguy hiểm. Lúc này, nhiệt độ trung tâm của cơ thể đạt tới 104 độ F (40 độ C) hoặc cao hơn. Tình trạng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não và các cơ quan quan trọng khác, thậm chí có thể tử vong.

Tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài sẽ gây kiệt sức vì nóng và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến say nắng. Kiệt sức vì nóng và say nắng khá giống nhau. Tuy nhiên, kiệt sức do nóng xảy ra do tiếp xúc lâu với nhiệt độ quá cao và thiếu nước, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, thở gấp và thở nhanh, mạch yếu. Đối với say nắng, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:

1. Thân nhiệt cao: Nhiệt độ trung tâm của cơ thể từ 40 độ C trở lên được xem là dấu hiệu phổ biến khi say nắng. Người bệnh cần được nhanh chóng xử trí và cấp cứu.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao gây áp lực lên các cơ quan

Nhiệt độ cơ thể tăng cao gây áp lực lên các cơ quan

2. Tim đập nhanh: Tim có thể đập nhanh hơn khi thân nhiệt tăng cao.

3. Thở nhanh: Cơ thể cố gắng hạ nhiệt bằng cách thở nhanh hơn. Khi bạn quá nóng, tim sẽ bị căng thẳng nhiều hơn. Tim phải bơm máu mạnh hơn và nhanh hơn để đảm bảo quá trình làm mát tự nhiên, duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể. Người say nắng có thể khó thở hoặc thở gấp.

4. Lú lẫn hoặc mất phương hướng: Say nắng có thể ảnh hưởng đến chức năng não, gây lú lẫn, mất phương hướng, thậm chí co giật. Say nắng do gắng sức làm gián đoạn hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến các dấu hiệu cảnh báo như thiếu khả năng phối hợp, mất phương hướng, tức giận hoặc không thể đi lại.

5. Nhức đầu: Nhức đầu dữ dội thường kèm theo chóng mặt hoặc choáng váng có thể là triệu chứng của say nắng. Điều này thường do mất nước hoặc tác động tổng thể của say nắng lên hệ thần kinh trung ương.

6. Buồn nôn và nôn: Phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiệt độ cơ thể cao có thể gồm buồn nôn và nôn.

7. Da khô, nóng: Da có thể cảm thấy khô, nóng, đỏ và có thể không đổ mồ hôi dù nhiệt độ cơ thể cao.

8. Chuột rút hoặc yếu cơ: Say nắng có thể gây chuột rút cơ, yếu cơ hoặc thậm chí mất ý thức. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh liên quan đến nhiệt sau khi tập thể dục, còn gọi là chuột rút do nhiệt. Khi bạn đổ mồ hôi ở nhiệt độ quá cao, bạn có thể bị co thắt nghiêm trọng, đặc biệt ở chân, tay hoặc bụng.

9. Ngừng đổ mồ hôi hoặc mồ hôi đầm đìa: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, cơ thể sẽ ngừng cố gắng duy trì nhiệt độ bên trong của cơ thể. Do đó, với say nắng thông thường, bạn có thể ngừng đổ mồ hôi. Nếu bạn bị sốc nhiệt do gắng sức, có thể đổ mồ hôi đầm đìa.

10. Chóng mặt: Cơ thể sẽ bị mất nước dần dần khi không ngừng đổ mồ hôi. Nhiệt sẽ bắt đầu tác động đến nhiều cơ quan, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu và làm tăng bất kỳ triệu chứng say nắng nào nêu trên.

11. Phát ban da: Khi say nắng thông thường hoặc say nắng do gắng sức, cơ thể sẽ đưa máu đến da để tự hạ nhiệt, khiến da có màu đỏ. Tùy thuộc vào loại say nắng, da ẩm ướt hoặc rất khô.

Lưu ý: Trong khi chờ cấp cứu, cần đưa vào nơi có bóng mát, nhanh chóng hạ nhiệt cho người say nắng. Say nắng nếu không được xử trí, điều trị kịp thời có thể nhanh chóng làm tổn thương não, tim, thận và cơ. Thời gian chờ được điều trị càng lâu thì tổn thương càng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc tử vong.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch