Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa Hè và cách phòng ngừa

Không riêng mùa Đông, mùa Hè cũng làm gia tăng các tác nhân bệnh ở trẻ

Tập thể dục khi thời tiết vào Hè cần lưu ý gì?

Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa Hè

5 loại đồ uống giúp thoát khỏi tình trạng mất nước

Mách bạn cách giữ nước cho cơ thể trong mùa Hè

Bệnh lây truyền qua đường nước

Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến vô số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với trẻ. Trẻ có thể dễ mắc các bệnh như thương hàn, tiêu chảy, tả, vàng da, kiết lỵ trong mùa Hè. Nếu cho con đi du lịch, cha mẹ nên mang theo chai nước riêng cho trẻ em, nên đun sôi nước trước khi cho trẻ uống.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc mắt là tình trạng sưng viêm ở kết mạc, có thể gây mẩn đỏ, ngứa và viêm mắt. Cha mẹ cần chú ý các triệu chứng này để trẻ được chăm sóc kịp thời. Chỉ nhỏ thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Không để trẻ dụi mắt hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với bất kỳ ai vì viêm kết mạc rất dễ lây lan.

Ho

Tránh cho trẻ ăn uống nhiều món lạnh vì có nguy cơ viêm họng cấp

Tránh cho trẻ ăn uống nhiều món lạnh vì có nguy cơ viêm họng cấp

Vào mùa Hè, trẻ có xu hướng thích ăn kem và uống nước lạnh. Điều này có thể dẫn đến viêm họng xung huyết (viêm họng cấp). Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn uống những món này một cách điều độ; Nên tự làm đồ ăn, thức uống cho trẻ tại nhà để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn, thay vì cho trẻ ăn hàng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Đây là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trẻ nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè do không uống đủ nước. Cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày và dạy thói quen vệ sinh cá nhân tốt.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra nhiều trong mùa Hè do thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn - tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho con trẻ ăn thức ăn vỉa hè và thức ăn chưa nấu chín.

Mất nước

Nắng nóng khiến trẻ bị mất nước. Trẻ nên uống đủ nước để duy trì cân bằng điện giải. Ngoài nước lọc, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nước dừa, sữa lên men và nước chanh để giữ nước; Thêm dưa lưới, dưa hấu và dưa chuột trong chế độ ăn của trẻ; Tránh các loại nước ép trái cây cô đặc hoặc loại nước khác nhiều đường.

Say nắng

Cha mẹ lưu ý không cho con ra ngoài khi nắng cao điểm

Cha mẹ lưu ý không cho con ra ngoài khi nắng cao điểm

Trẻ ra ngoài nắng mà không có biện pháp che chắn phù hợp hay việc tiếp xúc đột ngột với nhiệt có thể khiến trẻ say nắng, sốt và đôi khi có thể gây tử vong. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt.

Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ, thường xuất hiện trên da khi cơ thể bé quá nóng. Phát ban nhiệt khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, đôi khi nóng rát, nổi mụn nước nhỏ. Thông thường, các biểu hiện bệnh sẽ tự biến mất sau khoảng vài ngày. Nếu bệnh kéo dài trên 1 tuần, hoặc có diễn tiến nặng hơn, cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị kịp thời.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ