Môi cháu N sưng phù sau khi ngậm đồ chơi
Cảnh giác khi cho trẻ chơi đồ chơi có pin
Nổ đồ chơi Trung Quốc, trẻ 11 tuổi phải nhập viện
Đồ chơi hình mèo Kitty gây tắc khí quản trẻ em
Đồ chơi vịt nhựa chứa chất gây nguy hiểm
Cảnh báo đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc chất nguy hiểm
Tràn lan đồ chơi Trung Quốc
Mấy ngày qua, anh Nguyễn Tuấn (Biên Hòa, Đồng Nai) khá lo lắng về tình trạng sức khỏe của cháu gái là Yến N. Anh chia sẻ, ngày 1/6, người thân mua tặng cháu N. một bộ đồ chơi nấu ăn nhân ngày quốc tế thiếu nhi. Khi nhận quà, cháu khá thích thú. Suốt buổi chiều cùng ngày, cháu ngồi mải mê với bộ đồ chơi mới.
Đến gần tối, người thân hoảng hốt khi phát hiện đôi môi của cháu N. bỗng dưng sưng vù bất bình thường. Khi hỏi, cháu cho biết không làm gì khác ngoài chơi và ngậm bộ đồ chơi nấu ăn mới. Hôm đó, cháu được đưa đi khám. Bác sỹ nhận định, cháu bị dị ứng chất lạ trong bộ đồ chơi.
Anh Tuấn cho biết thêm, bộ đồ chơi gia đình mua tặng cháu N. có tên Kitchen với nhiều màu sắc sặc sỡ. Chúng được mua tại một cửa hàng ven đường với giá chưa đến 100 nghìn đồng. Đến nay, môi của cháu N. đã giảm sưng nhưng vẫn còn tấy đỏ.
Theo ghi nhận, tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, các bộ đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc được bày bán khá nhiều. Chúng có màu sắc sặc sỡ, thu hút. Gía thành cũng khá rẻ, từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Các loại đồ chơi này không chỉ bán tại các cửa hàng, siêu thị mà còn bày bán tại các vỉa hè. Tối 5/6, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Đà Nẵng), một đống đồ chơi được bày bán trên một tấm ni lon lớn. Ở đây, đồ chơi được bán theo kg. Mỗi kg giá 65 nghìn đồng. Chỉ trong vòng nửa tiếng, có khá nhiều phụ huynh dừng lại mua.
Tại chợ Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) chúng tôi cũng bắt gặp cảnh đồ chơi gắn mác “made in China” được bày bán khá nhiều. Tại đây, chúng không được bán theo kg mà bán theo từng mặt hàng. Trong đó, búp bê và bộ đồ nấu ăn làm bằng nhựa có giá khá rẻ chỉ 25 đến 30 nghìn đồng. Các đồ chơi có giá đắt nhất là xe ô tô, súng, máy bay…
Khảo sát tại hai chợ lớn như Đông Ba, Tây Lộc… (TP Huế) đồ chơi Trung Quốc được bày bán la liệt. Ngoài những cửa hàng nhỏ, tại các khu chợ này còn có những cửa hàng chuyên bán sỉ đồ chơi. Tiểu thương ở các chợ nhỏ hay cửa hàng đến đây để lấy đồ chơi về bán lại.
Khi được hỏi, một tiểu thương chia sẻ: “Mọi người vẫn thường bảo, đồ chơi Trung Quốc là độc hại. Nhưng, tôi kinh doanh đã hơn chục năm, hàng vẫn bán đều đặn. Từ trước giờ chưa bao giờ nghe ai phàn nàn về chất lượng”.
Cũng theo người này, đồ chơi Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng có xuất xứ từ các nước khác, thậm chí là hàng Việt Nam. Những người bán lẻ, lấy hàng về bán có thể 1 lời 1, thậm chí cao hơn.
Trong khi đó, tại TP.HCM cảnh tượng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không có xuất xứ cụ để được bày bán khá nhiều. Riêng các chợ nổi tiếng như Chợ Lớn, chợ Tân Bình hay gần các khu công nghiệp thì sức mua lớn và số lượng hàng bày bán cũng đa dạng hơn những nơi khác.
Độc hại
Theo quy định, tất cả đồ chơi trẻ em phải được dán tem hợp quy CR. Tuy nhiên, theo khảo sát, địa điểm bán hàng bày bán hàng loạt đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, không tem nhãn hợp quy vẫn tràn lan.
Ông Nguyễn Tiến Cường (Đại học Bách Khoa TP HCM) cho biết, nhiều nhà sản xuất có thể trộn thêm hạt nhựa công nghiệp, cho thêm nhiều phụ gia, màu công nghiệp để giảm giá thành, dễ gia công, tạo hình… Trong các hạt nhựa, chất phụ gia, màu công nghiệp có rất nhiều chất hóa học, kim loại nặng, độc hại đối với con người.
Bộ đồ chơi cháu N. được người thân tặng nhân ngày quốc tế thiếu nhi
Trẻ khi chơi những mặt hàng này, chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp, tiếp xúc với da, hoặc đường miệng. Nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ giảm khả năng miễn dịch, suy giảm sức khỏe và gây nên nhiều biến chứng khó lường.
Với mắt thường thì không thể nhận biết được những chất độc hại này. Tuy nhiên, nếu nhựa, phụ gia, màu được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn thì sẽ không có mùi. Do đó, phương thức đơn giản để xem xét đồ chơi có chất độc là ngửi xem có mùi lạ hay không.
Các chuyện gia đưa ra lời khuyên, phụ huynh khi mua đồ chơi cho trẻ nên đến những cửa hàng có uy tín, địa chỉ cụ thể. Nên mua đồ chơi những nhãn hiệu nổi tiếng, có bao bì, gắn mác hợp quy và dán tem hợp quy các. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên xem các thông tin cụ thể như nơi nhà xuất, xuất xứ, những cảnh báo, khuyến cáo được dán trên bao bì…
Bình luận của bạn