Những người bị chóng mặt khi đứng dậy đột ngột có nguy cơ gia tăng sa sút trí tuệ
Chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống phải làm sao?
Bài thuốc trị chứng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống
Sa sút trí tuệ & Alzheimer: Giống triệu chứng, khác bệnh tật
Những dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan) đã tiến hành nghiên cứu trên 6.200 người không bị sa sút trí tuệ trong khoảng thời gian 24 năm. Những đối tượng tham gia trung bình trong độ tuổi 68, được theo dõi sự xuất hiện của chứng sa sút trí tuệ cho tới năm 2014.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy cứ 5 người lại có 1 người xuất hiện tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên 15%. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khoảng 1/5 số người tham gia đã phát triển một dạng bệnh sa sút trí tuệ sau khoảng 15 năm.
Tình trạng huyết áp thấp khi đứng lên có thể làm giảm lưu lượng máu lên não. Các chuyên gia tin rằng tình trạng này có thể gây rối loạn chức năng não ở những người cao tuổi.
Đồng tác giả nghiên cứu, TS. Arfan Ikram cho biết: "Một lời giải thích có thể đưa ra cho những phát hiện này là sự giảm lưu lượng máu, gây ra do tình trạng hạ huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu oxy, tác động có hại tới các mô não”.
Hạ huyết áp đột ngột gây thiếu oxy, ảnh hưởng xấu tới mô não
TS. Laura Phipps - nhà nghiên cứu bệnh Alzheimer người Anh cho biết: "Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu. Tình trạng này không chỉ góp phần vào chứng sa sút trí tuệ do ảnh hưởng của lưu lượng máu mà còn có khả năng gây ra một số tình trạng sa sút trí tuệ khác nữa”.
Tình trạng hạ huyết áp thoáng qua cũng có thể gây tác động lâu dài đối với não. Chính vì vậy, các nhà khoa học đưa ra lời khuyên nên chăm sóc sức khỏe tim mạch tốt để giúp giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người cao tuổi.
Bình luận của bạn