Trẻ em dậy thì sớm có thể phát triển nhanh và cao hơn so với các bạn cùng trang lứa
Những loại thực phẩm là “thủ phạm” gây ra dậy thì sớm ở trẻ em
Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo tình trạng dậy thì sớm ở trẻ
Cần làm gì để ngăn ngừa trẻ dậy thì sớm?
6 loại thực phẩm giúp xóa mờ vết rạn da hiệu quả
Có cách nào trì hoãn dậy thì sớm mà không cần dùng thuốc không?
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ phát triển dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn so với các mốc cơ bản bình thường (trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với bé trai).
Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn dậy thì trẻ có thể cao hơn các bạn đồng trang lứa, tuy nhiên ở giai đoạn sau trẻ có nguy cơ bị chậm tăng trưởng chiều cao vì xương bị cốt hóa sớm. Theo Mayo Clinic (một trong số các bệnh viện hàng đầu nước Mỹ), điều trị dậy thì sớm có thể giúp trẻ phát triển chiều cao hơn so với khi không điều trị. Biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ gồm: Với bé gái có các dấu hiệu như vú phát triển, mọc lông mu, lông nách, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt... Còn đối với bé trai cách nhận biết dậy thì quá sớm biểu hiện bằng kích thước của tinh hoàn to lên, dương vật và bìu phát triển, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói....
Chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Kanika Malhotra cho biết: "Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển đổi thành cơ thể người lớn sớm hơn bình thường. Điều này khiến trẻ dễ bị tổn thương do chưa sẵn sàng về mặt tinh thần để đón nhận những thay đổi tâm sinh lý. Quá trình dậy thì ở trẻ thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13 đối với bé gái và 9-14 đối với bé trai. Bổ sung lượng protein động vật và thịt cao có thể thúc đẩy tăng trưởng đẩy nhanh quá trình dậy thì".
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm:
1. Thừa cân/béo phì
Chất béo dư thừa trong cơ thể làm tăng mức độ estrogen (một loại hormone sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng sản xuất và điều tiết) và insulin (hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra), điều này làm tăng nhanh thời gian dậy thì.
Cách tốt nhất để tránh "đại dịch" béo phì là khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất nhiều hơn. Thời gian tập luyện ít nhất 3 lần/tuần trong vòng 45 phút.
2. BPA
BPA, một chất hóa học được tìm thấy trong hộp nhựa, lớp lót của hộp đựng thức ăn, hộp đựng thực phẩm... có thể xâm nhập vào thức ăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo thời báo Hindustan times của Ấn Độ, phơi nhiễm BPA là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dậy thì sớm ở bé gái. Ngoài ra, loại chất hóa học này còn liên quan những vấn đề như chù kỳ kinh nguyệt không đều, khả năng sinh sản bị suy giảm, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Vì vậy, cha mẹ nên bắt đầu sử dụng các hộp chứa thực phẩm bằng thủy tinh hoặc không chứa BPA.
3. Mạng xã hội
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ em dậy thì sớm. Thực tế, nhiều trang web, mạng xã hội phổ biến hiện nay không thể kiểm soát được nội dung cho trẻ em. Việc tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, hình ảnh khiêu gợi có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, đặc biệt là tuyến yên. Tuyến này khi được kích thích sẽ tiết ra nhiều hơn các loại hormone giới tính như testosterone và estrogen, từ đó tạo tiền đề cho trẻ dậy thì sớm.
4. Protein sake
Nhiều loại protein sake (hay còn gọi là sinh tố protein) - là một trong những thức uống bổ sung dinh dưỡng phổ biến được những vận động viên và người tập thể hình sử dụng - có chứa những hormone có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực đối với thanh thiếu niên. Những tác động có thể bao gồm như ngực to hơn ở nam giới và lông mọc nhiều hơn trên mặt ở nữ giới.
5. Thường xuyên ăn thực phẩm "rác"
Thực phẩm "rác" (hay Junk Food) là những loại đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp và chứa nhiều chất không tốt cho sự phát triển lành mạnh của cơ thể như đường, mỡ, chất béo và muối. Các loại thực phẩm này là một trong những "thủ phạm" gây béo phì ở trẻ em. Hàm lượng chất béo động vật cao có thể làm tăng insulin dẫn đến sự phát triển của tuổi dậy thì. Vì vậy, cha mẹ nên tránh hoặc hạn chế thêm các thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, đồ ăn đông lạnh, thịt xông khói... vào chế độ ăn của con.
Bình luận của bạn