Nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim cần được đi khám, chẩn đoán và điều trị hợp lý

Có nên ngừng thuốc sau khi rối loạn nhịp tim đã ổn định?

Bị ngoại tâm thu thất đi khám không được kê thuốc phải làm sao?

Ngoại tâm thu thất không được điều trị tốt có thể gây biến chứng gì?

Ngoại tâm thu thất là gì và có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Các chuyên gia từ Dr.AshchiHeart (Mỹ) cho biết:

Chào bạn!

Nhịp tim nhanh có thể là một vấn đề đáng lo, đặc biệt khi người bệnh không biết tại sao tình trạng này lại xảy ra với mình. Có nhiều yếu tố như việc tập thể dục, nhiệt độ môi trường, tâm trạng, thói quen hút thuốc lá… đều có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Đặc biệt, ở những người đã có tuổi, tình trạng nhịp tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tim mạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Thông thường, tình trạng nhịp tim nhanh được định nghĩa khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi của một người trưởng thành vượt quá 100 nhịp/phút. Theo đó, thông thường, nhịp tim khi nghỉ ngơi thường chỉ nằm trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Do đó, tình trạng tim đập nhanh bất ngờ xảy ra có thể là một điều đáng lo ngại.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nhịp tim đập nhanh 

 

Nhịp tim nhanh sẽ không được xem là nguy hiểm nếu chỉ là một hiện tượng sinh lý xảy ra do các nguyên nhân như tập thể dục, có cảm xúc mạnh… Khi này tình trạng tim đập nhanh có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên khi tim đập quá nhanh, trái tim sẽ không thể bơm máu hiệu quả tới phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể cản trở lưu thông máu, khiến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và các dưỡng chất khác. Lúc này, bạn có thể gặp  một số triệu chứng khó chịu như khó thở, người mệt mỏi, đánh trống ngực, đau ngực, choáng ngất… Nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất dày, quá thường xuyên thậm chí khiến bạn gặp tình trạng ngất xỉu thì khi này nhịp tim nhanh đã trở nên rất nghiêm trọng và cần được thăm khám và điều trị hợp lý. Nếu không điều trị sớm thì người bệnh nhịp tim nhanh sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm hơn như suy tim, đột quỵ thậm chí ngừng tim (đột tử).

Do bố bạn đã bắt đầu có tuổi, tốt hơn hết bạn nên đưa bác đi khám tại các bệnh viện lớn để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh kịp thời. Tránh để tình trạng nhịp tim nhanh diễn biến quá lâu không được điều trị vừa ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, vừa có nguy cơ cao mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm (suy tim, đột quỵ).  

Cách ổn định nhịp tim, giảm rủi ro tim mạch

Sau khi đi khám, bố của bạn nên dùng đủ thuốc, đúng liều và khám bệnh theo lịch hẹn để nhịp tim sớm ổn định. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên bố bạn thay đổi lối sống để kiểm soát nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng tim mạch ở người cao tuổi như: tập thể dục đều đặn, ăn uống tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đầy đủ nước và các chất điện giải, ăn giảm muối, hạn chế rượu bia, thuốc lá… Bố bạn cũng có thể sử dụng hằng ngày sản phẩm chứa thảo dược khổ sâm được chứng minh có tác dụng ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực hiệu quả bạn nhé.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Vi Bùi (Theo Drashchiheart)

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị