Chuyên gia tư vấn: Tim đập nhanh uống thuốc gì?

Khi bị tim đập nhanh thường xuyên, bạn sẽ cần dùng thuốc điều trị

Cảnh giác với một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau ăn

Máy khử rung tim gần hết pin có vấn đề gì không?

Điểm qua một số loại thuốc cho người bị nhịp tim nhanh

Nhịp tim không đều: Dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim không nên chủ quan

Theo GS.TS.BS. Đỗ Doãn Lợi, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, người bị tim đập nhanh có thể cần dùng một số loại thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát và khôi phục nhịp tim bình thường.

Người bệnh có thể cần dùng thuốc trong khoảng thời gian dài để ngăn chặn nhịp tim bất thường, tăng thời gian phục hồi cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim.

Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sỹ có thể kê cho bạn các loại thuốc điều trị nhịp tim nhanh cho phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay có một số nhóm thuốc điều trị tim đập nhanh phổ biến như sau:

Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim

Nhóm thuốc này tác động vào hệ thống điện tim bằng cách làm chậm lại tốc độ dẫn truyền điện tim, kết hợp với việc làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, từ đó làm giảm và ổn định nhịp tim về ngưỡng an toàn, ngăn nhịp tim bất thường.

Hầu hết các loại thuốc chống loạn nhịp tim đều ở dạng viên uống và được sử dụng trong thời gian dài. Chỉ trong trường hợp cấp cứu, một số loại thuốc mới được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch.

Mặc dù các loại thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm giảm nhịp tim nhưng cũng có nguy cơ gây hạ nhịp tim quá mức, hoặc khiến tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra thường xuyên hơn. Vì vậy, trong khi sử dụng các thuốc này, người bệnh cần theo dõi kỹ. Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng nề hơn, bạn cần thông báo ngay cho bác sỹ.

Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm giảm và ổn định nhịp tim về ngưỡng an toàn

Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm giảm và ổn định nhịp tim về ngưỡng an toàn

Các thuốc chống loạn nhịp tim thường dùng là dronedaron, sotalol, amiodaron, propafenon...

Nhóm thuốc chẹn beta

Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim để giảm gánh nặng cho trái tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất. Thuốc chẹn beta có tác dụng ngăn chặn hoạt động của adrenaline - hormone có tính co mạnh, có thể khiến tim đập nhanh bất thường nếu nồng độ hormone tăng cao.

Ngoài tác dụng giảm nhịp tim nhanh, đưa nhịp tim về ngưỡng an toàn, thuốc chẹn beta cũng giúp giảm huyết áp và giảm gánh nặng cho tim.

Lưu ý: Ngừng dùng thuốc chẹn beta đột ngột có thể khiến nhịp tim bị rối loạn, tăng nguy cơ đột tử và đau ngực dữ dội. Do đó, bạn không được tự ý ngừng dùng thuốc mà cần thông báo với bác sỹ để được giảm liều từ từ.

Một số đại diện nổi bật trong nhóm thuốc này là atenolol, metoprolol, bisopropol... và biệt dược như concor, betaloc…

Nhóm thuốc chẹn kênh calci

Thuốc chẹn kênh calci thường được sử dụng cho người bệnh rối loạn nhịp tim có đau thắt ngực, tăng huyết áp… Khi sử dụng, thuốc sẽ làm giãn mạch máu, làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, khiến lưu lượng máu lưu thông đến tim nhiều hơn. Từ đó, thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng đau tức ngực, hạ huyết áp và giúp tim đập chậm hơn, ngăn ngừa nguy cơ dày thất trái, bảo tồn chức năng tim.

Một số thuốc chẹn kênh calci phổ biến là diltiazem, verapamil...

Nhóm thuốc chống đông máu

 

Người bị tim đập nhanh (như rung nhĩ, rung thất…) thường được kê thêm thuốc chống đông máu để làm loãng máu, hạn chế hình thành cục máu đông (có thể gây đau tim, đột quỵ) do rối loạn nhịp tim.

Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống đông máu là khiến cơ thể giảm khả năng cầm máu, tiềm ẩn nguy cơ gây chảy máu quá mức. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chống đông máu khi điều trị nhịp tim nhanh, các bác sỹ thường khuyến cáo người bệnh cần theo dõi để phát hiện sớm tình trạng chảy máu trong cơ thể như phân có máu, xuất hiện nhiều vết bầm tím hay chất nôn trông giống như bã cà phê.

Các thuốc chống đông máu phổ biến hiện nay có thể kể tới wafarin, clopidogrel…

Dùng thảo dược khổ sâm

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị tim đập nhanh chính kể trên, người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm chế phẩm chứa thảo dược khổ sâm để giảm nhịp tim nhanh một cách hiệu quả, bền vững.

Theo đó, khổ sâm có chứa các hoạt chất tự nhiên giúp làm giảm tính kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ của các chất điện giải, ổn định điện thế trong tim, nhờ đó làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do rối loạn nhịp gây ra.

Vi Bùi (Tổng hợp)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

ninh-tam-vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch