Trẻ bị co giật có thể mắc những bệnh nào?

Khi trẻ co giật có thể có các biểu hiện như trẻ mất ý thức tạm thời, lắc hoặc giật cánh tay

Điều trị trạng thái động kinh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh vắng mặt

Dùng thuốc động kinh ở trẻ cần lưu ý những gì?

Bổ sung GABA giảm nguy cơ động kinh

Các cơn co giật thường xảy ra vào 2 năm đầu. 20% trẻ dưới 5 tuổi có ít nhất một cơn co giật.

Nguyên nhân gây co giật

Có thể chia nguyên nhân gây ra co giật thành các nhóm sau: 

1. Các bệnh có thương tổn thực thể hệ thần kinh:

Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não, áp xe não xảy ra trong giai đoạn cấp  hoặc xuất hiện co giật một vài năm sau đó tức là mắc bệnh động kinh.

Chấn thương sọ não: Cơn co giật có thể  xảy ra ngay hoặc vài năm sau phát sinh bệnh động kinh. 

Tắc mạch máu não: Tắc mạch máu não có thể xảy ra trong bệnh viêm màng tim nhiễm khuẩn, tim bẩm sinh. Hậu quả của tắc mạch máu não có thể co giật ở giai đoạn cấp hoặc bị di chứng hẹp não về sau xuất hiện động kinh.

Bệnh thoái hóa não, bệnh khuyết tật não bẩm sinh cũng có thể gây nên những cơn co giật ở trẻ.

2. Co giật do rối loạn chuyển hóa

Loạn trương lực cơ: Trẻ bị loạn trương lực cơ thường bị sa sút thần kinh, chậm phát triển vận động kèm theo co giật 

Hội chứng Rett: Hội chứng Rett là một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Hội chứng này hầu như chỉ gặp ở trẻ em gái. Triệu chứng của hội chứng Rett thường bắt đầu khi trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ bị hội chứng Rett thường mất khả năng giao tiếp và tư duy, co giật, nhịp tim không đều, cong vẹo cột sống…

Bệnh phenylcetol niệu: Bệnh xảy ra khi cả bố và mẹ đều mang gene bệnh này truyền cho con. Đây là một khuyết tật bẩm sinh về chuyển hóa amino acid, hậu quả là gây nồng độ acid amin phenylalanine tăng cao trong máu, tác động tới thần kinh, làm trẻ chậm phát triển trí não. Trẻ sơ sinh bị bệnh Phenylceton niệu thường sẽ có da trắng, tóc vàng và mắt xanh. Ngoài ra trẻ có thể bị cứng cơ, co giật.

Hạ calci, natri trong máu: Người hạ calci máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị co giật.

3. Co giật do sốt cao

Co giật do sốt cao là rối loạn co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Co giật do sốt cao đơn thuần được định nghĩa là co giật toàn thân ngắn ở trẻ bị sốt.

Co giật do sốt cao là co giật hay gặp nhất ở trẻ

4. Bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não, tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh như co giật toàn thân, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện...  

Thăm khám trẻ co giật cần lưu ý những gì?

Khi thăm khám động kinh ở trẻ, bác sỹ cần lưu ý một số điều sau:

Tính chất co giật: Co giật là lan tỏa hay cục bộ, thời gian co giật, số lượng cơn co giật trước khi đến bệnh viện, ý thức của trẻ khi có cơn co giật…

Tiền sử co giật: Trước đó trẻ có co giật chưa, có giật những lần trước có liên quan đến sốt, bệnh lý gì khác không.

Triệu chứng trong cơn co giật: Trẻ có nôn, trẻ lớn có kêu đau đầu không để định hướng loại trừ các bệnh nhiễm trùng thần kinh, khối u trong não.... Ngoài ra, bác sỹ cũng phải thăm khám các triệu chứng thần kinh đi kèm, người bệnh có giảm vận động, có phản xạ gì bất thường không?

Bệnh lý khác trước cơn co giật: Bác sỹ sẽ tìm hiểu các bệnh lý kèm theo trước khi co giật, tiền sử chấn thương, tình trạng thiếu máu não… để xác định chính xác nguyên nhân bệnh nhân bị co giật.

Để giảm thiểu các cơn co giật, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) hỗ trợ điều trị. TPCN là sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại giúp giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh. Với sự kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên như an tức hương, cao câu đằng và các hợp chất y học hiện đại như gaba, taurine, magne clorua… TPCN giúp ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần bệnh nhân lên cơn co giật.

Thùy Trang H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh