Điều trị bệnh động kinh như thế nào?

Trong quá trình điều trị động kinh nếu có thắc mắc gì cha mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ

Nhận biết nguyên nhân gây bệnh động kinh?

Phụ nữ mắc bệnh động kinh có thể sinh con không?

Bệnh động kinh - chẩn đoán như thế nào?

Bệnh nhân động kinh cần chuẩn bị gì khi đi khám?

Chỉ định điều trị

Nếu cơn co giật xảy ra lần đầu tiên thì không cần thiết phải điều trị, trừ khi nguy cơ tái phát cao hoặc khi hỏi bệnh sử phát hiện cơn vắng ý thức hoặc cơn giật cơ mà trước đó không được phát hiện chẩn đoán. Các cơn co giật do cai rượu, rối loạn chuyển hoá hoặc do uống thuốc thì không cần thiết phải điều trị với thuốc chống động kinh lâu dài. Không nên điều trị ngay khi chẩn đoán chưa rõ ràng

Nguyên tắc sử dụng thuốc chống động kinh

Thuốc dùng từ liều thấp đến liều cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn, duy trì liều đó 2 năm hoặc lâu hơn nữa, nếu bệnh nhân không lên cơn nữa mới giảm liều dần rồi ngừng thuốc. Không được cắt thuốc đột ngột vì dễ xảy ra trạng thái động kinh liên tục. Nếu đã tăng liều đến liều lượng tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn thì dùng thay thế bằng thuốc khác. Hạn chế dùng hai hay nhiều thuốc động kinh cùng một lúc. Cần theo dõi tác dụng phụ do thuốc gây ra để khắc phục. Thuốc điều trị động kinh chủ yếu dùng ngoài cơn, khi bệnh nhân lên cơn cần đỡ cho bệnh nhân khỏi ngã gây chấn thương, không giữ chặt tay bệnh nhân vì dễ gãy xương, sai khớp, cần cho vào giữa hai hàm răng bệnh nhân một cuộn băng hoặc khăn mùi xoa để đề phòng cắn lưỡi. Nếu bệnh nhân lên cơn co giật liên tục thì cần dùng thuốc tiêm để cắt cơn.

Chọn thuốc chống động kinh: Việc chọn thuốc chống động kinh tuỳ thộc vào tính hiệu quả cho từng loại cơn, tác dụng phụ của thuốc, dễ sử dụng và giá cả. Không phải tất cả bệnh nhân dùng thuốc đều có tác dụng phụ và không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc đều xảy ra cho bệnh nhân. Tác dụng phụ cũng liên quan với liều điều trị.

Đơn trị liệu (sử dụng 1 loại thuốc/lần): Các thuốc đều có một liều dùng nhất định nhưng tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân lại cần có liều riêng biệt. Bác sỹ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc động kinh với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng tốt nhất để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Theo dõi nồng độ thuốc trong máu: Bác sỹ sẽ theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương nhằm hai mục đích là đánh giá sự tuân thủ của bệnh nhân khi dùng thuốc và đánh giá sự ngộ độc của thuốc. Đối với các bệnh nhân khoẻ mạnh hoặc không thấy triệu chứng gì thì theo dõi nồng độ thuốc để đánh giá liều lượng thuốc không cần thiết, trừ khi bệnh nhân không than phiền gì về tác dụng phụ của thuốc.

Đơn trị liệu và đa trị liệu: Khi bệnh nhân sử dụng một loại thuốc chống động kinh mà không có hiệu quả hoặc có phản ứng phụ thì cần phải thay bằng thuốc khác. Trước khi quyết định thay thuốc nên xem xét lại chẩn đoán, liều lượng thuốc dùng và khả năng dung nạp. Nếu dùng liều cao mà không có tác dụng thì nên thay bằng thuốc khác trước khi phải điều trị phối hợp với thuốc kháng động kinh thứ hai. Còn khi phối hợp thuốc mà cơn co giật được kiểm soát thì thuốc kháng động kinh thứ nhất phải giảm liều dần. Nếu cơn co giật lại tái phát thì tốt nhất lại phối hợp thuốc.

Ngừng điều trị thuốc: Nên dùng thuốc kháng động kinh khi người bệnh hết cơn co giật từ 2 – 5 năm. Ngoài sử dụng thuốc chống động kinh, bệnh nhân có thể sử dụng một số sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị bệnh. TPCN giúp giảm tác dụng phụ của các thuốc chống động kinh, ngoài ra TPCN còn giúp phòng ngừa và giảm tần suất, mức độ các cơn co giật.

Thanh Tú H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh