Cỏ lúa mì là thân và rễ của cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi
Bật mí 7 loại rau củ màu vàng cực tốt cho sức khỏe
Nấm hương giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng bệnh tim mạch?
Ăn xoài giúp tăng cường sức khỏe tim mạch?
Thiếu ngủ thường xuyên: Hại thể chất, suy giảm trí nhớ
Theo nghiên cứu, trong cỏ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 acid amin và hơn 100 enzyme có lợi cho sức khỏe con người. Trong số 17 acid amin có 8 loại được coi là thiết yếu, có nghĩa là cơ thể không thể tự sản xuất mà phải lấy từ thực phẩm.
Cỏ lúa mì cũng chứa một số chất chống oxy hóa quan trọng, bao gồm glutathione, vitamin C và E. Chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm stress oxy hóa.
Các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá lợi ích cỏ lúa mì đối với một số tình trạng sức khoẻ cụ thể.
Cỏ lúa mì giúp phòng bệnh tim mạch?
Cholesterol là một loại chất béo steroid ở dạng sáp được tìm thấy trên khắp cơ thể. Mặc dù chúng ta cần một số cholesterol cho quá trình tạo ra hormone và sản xuất mật, nhưng quá nhiều cholesterol trong máu sẽ làm cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra cỏ lúa mì có thể giúp giảm nồng độ cholesterol. Cụ thể, trong nghiên cứu, những con chuột có nồng độ cholesterol trong máu cao được cho uống nước ép cỏ lúa mì. Kết quả cho thấy sự suy giảm nồng độ cholesterol toàn phần, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính.
Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Điều thú vị là tác dụng của cỏ lúa mì tương tự như atorvastatin, một loại thuốc kê đơn sử dụng để điều trị mức cholesterol trong máu cao.
Một nghiên cứu khác đã xem xét tác dụng của cỏ lúa mì ở những con thỏ được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Sau 10 tuần, mức cholesterol toàn phần ở những con thỏ được bổ sung cỏ lúa mì giảm xuống, đồng thời nồng độ cholesterol tốt (HDL) trong máu tăng lên.
Mặc dù các phát hiện trên được xem là tín hiệu khả quan, tuy nhiên nghiên cứu về tác động của cỏ lúa mì đối với nồng độ cholesterol, sức khỏe tim mạch ở người vẫn còn hạn chế.
Cỏ lúa mì tiêu diệt các tế bào ung thư?
Một số thí nghiệm trong ống nghiệm đã phát hiện, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong cỏ lúa mì có thể giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cụ thể, một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy chiết xuất cỏ lúa mì đã làm giảm sự lây lan của các tế bào ung thư miệng tới 41%. Trong một thí nghiệm ống nghiệm khác thông báo cỏ lúa mì làm chết và giảm số lượng tế bào ung thư bạch cầu tới 65% trong vòng 3 ngày điều trị.
Cỏ lúa mì rất giàu chất chống oxy hóa
Mặt khác có một số nghiên cứu ở người chỉ ra việc sử dụng nước ép cỏ lúa mì kết hợp với phương pháp điều trị ung thư truyền thống giúp giảm thiểu tác dụng phụ. Trong đó, 60 người bị ung thư vú sau khi sử dụng nước ép cỏ lúa mì đã giảm nguy cơ suy giảm chức năng tủy xương, một biến chứng phổ biến của hóa trị liệu.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng về lợi ích chống ung thư tiềm tàng của chất chống oxy hóa trong cỏ lúa mì đối với tế bào ung thư ở cơ thể người.
Lưu ý khi tiêu thụ cỏ lúa mì
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích của cỏ lúa mì đối với sức khỏe tim mạch và hiệu quả trong việc điều trị ung thư, nhưng đấy vẫn được xem là loại thực phẩm thiên nhiên vô cùng dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích.
Bạn có thể tự trồng cỏ lúa mì tại nhà. Hoặc nó có sẵn trên thị trường ở dạng bột, nước ép hoặc viên nang. Nước ép, bột cỏ lúa mì có thể sử dụng trong sinh tố, salad hay trà để tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Tuy nhiên, những người nhạy cảm với gluten nên thận trọng khi tiêu thụ cỏ lúa mì. Trồng cỏ lúa mì tại nhà dễ bị nấm mốc, nếu có vị đắng hoặc dấu hiệu hư hỏng thì bạn không nên sử dụng. Điều quan trọng là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bổ sung cỏ lúa mì vào chế độ ăn uống. Không tự ý thay thế các phương pháp điều trị chỉ định bằng cỏ lúa mì.
Bình luận của bạn