Người bệnh đái tháo đường type 2 có ăn được nho khô?

Nho khô có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?

Lá xoài và những tác dụng với người bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đái tháo đường

6 biến chứng về da do bệnh đái tháo đường bạn nên biết

Người bệnh đái tháo đường có ăn được su su?

Bệnh đái tháo đường là một tình trạng mạn tính được đặc trưng bởi nồng độ glucose (đường) trong máu cao. Nguyên nhân là do tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng tiết insulin (hormone điều chỉnh lượng đường trong máu) gây nên bệnh đái tháo đường type 1. Hoặc do tuyến tụy giảm sản xuất insulin, insulin không hoạt động tốt (hoặc là kết hợp cả hai) gây bệnh đái tháo đường type 2.

Xét nghiệm A1C theo dõi bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 chiếm 85-90% số bệnh nhân đái tháo đường. Nó được gọi là “bệnh lối sống” bởi các yếu tố chính dẫn đến sự khởi phát của bệnh là tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen ít hoạt động thể chất. Do đó, không giống như bệnh đái tháo đường type 1, sự khởi phát của  type 2 có thể được ngăn chặn hoặc trì hoãn bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng.

Người bệnh đái tháo đường type 2 được khuyên nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp để kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa biến chứng. 

Nho khô và bệnh đái tháo đường type 2

Nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Tiến sỹ Harold Bays - Giám đốc y tế và Chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu L-MARC (Mỹ), cho rằng việc tiêu thụ nho khô 3 lần/ngày có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau ăn.

Nghiên cứu của Tiến sỹ Harold Bays được tiến hành trên hơn 40 người trưởng thành có mức glucose (đường) trong máu tăng nhẹ, nhưng chưa đến mức mắc bệnh đái tháo đường. Những người tham gia được chia làm 2 nhóm: Nhóm nhận trị liệu và nhóm đối chứng. Nhóm nhận trị liệu được cho ăn nho khô 3 lần/ngày kéo dài trong 12 tuần, trong khi nhóm đối chứng được yêu cầu ăn đồ ăn vặt đóng gói sẵn không chứa nho khô hay bất cứ loại rau quả nào khác. 

Xét nghiệm A1C nhằm đo đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua. Xét nghiệm này đang được sử dụng để chẩn đoán và tầm soát tiền đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra nho khô làm giảm đáng kể (trung bình 16%) đường huyết sau ăn và chỉ số HbA1c (viết tắt của Hemoglobin A1c) giảm trung bình 0,12% so với ban đầu. Trong khi, các chỉ số này ở nhóm đối chứng không có sự giảm đáng kể. 

Tiến sỹ James Painter - Cố vấn dinh dưỡng cho biết thêm: Nho khô có chỉ số GI tương đối thấp, nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Tất cả yếu tố này góp phần kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Kiểm soát đường huyết và duy trì mức A1c bình thường (dưới 5,7%) là rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường type 2. Về lâu dài, nó giúp ngăn ngừa tổn thương cho tim mạch và hệ tuần hoàn.

Người bệnh ăn nho khô như thế nào?

Từ nghiên cứu trên cho thấy, người mắc bệnh đái tháo đường type 2 hoàn toàn có thể ăn nho khô. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có thể ăn thoải mái và bất cứ khi nào bạn muốn. Bởi nho khô cũng là loại trái cây có chứa đường tự nhiên, khi sấy khô thì lượng này sẽ được cô lại đậm đặc hơn. Do đó, tiêu thụ nho khô một cách điều độ để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Thông thường, trong 28,3gr có chứa khoảng 15gr carbohydrate (carb). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ từ 45 – 60gr carb mỗi bữa ăn. Bạn có thể thêm nho khô vào các bữa ăn nhẹ với salad, sữa chua... 

Ngoài ra, nho khô còn chứa nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, tốt cho hệ tiêu hóa; kali bảo vệ tế bào thần kinh và cân bằng chất điện giải tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh đái tháo đường type 2. 

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa